Theo quy ước của liên minh châu Âu (EU), liên minh này sẽ hướng tới Hiệp định FTA thuận lợi hơn với những đối tác có Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) và như vậy, việc ký PCA cũng sẽ giúp tiến trình đàm phán FTA được triển khai thuận lợi hơn với Việt Nam.
Đó là thông tin được ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương đưa ra tại hội thảo “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA): Trong khuôn khổ hợp tác mới cho quan hệ Việt Nam-EU,” do Bộ Ngoai giao tổ chức sáng 23/10, tại Hà Nội.
Theo ông Quân, Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU chủ yếu là các vấn đề hợp tác. Tuy nhiên, theo quy ước của EU thì những nội dung này có thể được ký thành hiệp định hoặc không vì đây là vấn đề của thiện chí và tự nguyện.
"Trong quá trình đàm phán FTA thì EU đã đưa ra rất nhiều yêu cầu cao hơn so với trình độ của Việt Nam, tuy nhiên, chương hợp tác trong FTA hiện tại đã được EU gác lại vì có hiệp định PCA. Do đó, PCA đã trở thành công cụ để Việt Nam khai thác hiệu quả FTA," ông Quân cho hay.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, việc ký kết PCA không chỉ điều chỉnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU trên nhiều lĩnh vực mà còn bao hàm hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, hợp tác đối phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, thiên tai, an ninh năng lượng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng bố và tội phạm có tổ chức.
Trong bối cảnh hiện nay, việc triển khai những nội dung thỏa thuận đạt được trong Hiệp định PCA sẽ gặp phải những thách thức do tình hình khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn diễn biến phức tạp, tác động không thuận tới quan hệ thương mại, đầu tư song phương.
"Dù vậy, PCA vẫn là tiền đề quan trọng, tạo xung lực cho việc phát triển quan hệ song phương Việt Nam-EU đi vào chiều sâu, thiết thực trên tất cả các lĩnh vực trong nhiều năm tới," Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Theo đánh giá, bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, thương mại hai chiều vẫn tăng trưởng đều đặn. Năm 2011, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 24,2 tỷ đô la. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 16,55 tỷ đô la và nhập khẩu từ EU đạt 7,75 tỷ đô la. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ).
EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, tính đến cuối năm 2011, EU có 1.687 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,85 tỷ đô la. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng./.
Đó là thông tin được ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương đưa ra tại hội thảo “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA): Trong khuôn khổ hợp tác mới cho quan hệ Việt Nam-EU,” do Bộ Ngoai giao tổ chức sáng 23/10, tại Hà Nội.
Theo ông Quân, Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU chủ yếu là các vấn đề hợp tác. Tuy nhiên, theo quy ước của EU thì những nội dung này có thể được ký thành hiệp định hoặc không vì đây là vấn đề của thiện chí và tự nguyện.
"Trong quá trình đàm phán FTA thì EU đã đưa ra rất nhiều yêu cầu cao hơn so với trình độ của Việt Nam, tuy nhiên, chương hợp tác trong FTA hiện tại đã được EU gác lại vì có hiệp định PCA. Do đó, PCA đã trở thành công cụ để Việt Nam khai thác hiệu quả FTA," ông Quân cho hay.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, việc ký kết PCA không chỉ điều chỉnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU trên nhiều lĩnh vực mà còn bao hàm hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, hợp tác đối phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, thiên tai, an ninh năng lượng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng bố và tội phạm có tổ chức.
Trong bối cảnh hiện nay, việc triển khai những nội dung thỏa thuận đạt được trong Hiệp định PCA sẽ gặp phải những thách thức do tình hình khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn diễn biến phức tạp, tác động không thuận tới quan hệ thương mại, đầu tư song phương.
"Dù vậy, PCA vẫn là tiền đề quan trọng, tạo xung lực cho việc phát triển quan hệ song phương Việt Nam-EU đi vào chiều sâu, thiết thực trên tất cả các lĩnh vực trong nhiều năm tới," Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Theo đánh giá, bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, thương mại hai chiều vẫn tăng trưởng đều đặn. Năm 2011, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 24,2 tỷ đô la. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 16,55 tỷ đô la và nhập khẩu từ EU đạt 7,75 tỷ đô la. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ).
EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, tính đến cuối năm 2011, EU có 1.687 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,85 tỷ đô la. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng./.
Đức Duy (Vietnam+)