Ngày 13/10, Công ty sản xuất thiết bị gia dụng thuộc Tập đoàn Panasonic đã ra tuyên bố về “Các ý tưởng xanh,” trong đó nhấn mạnh ba nhiệm vụ chính trong thời gian tới gồm đóng góp cho việc cắt giảm lượng khí thải CO2, thiết lập ngành sản xuất theo hướng tái chế nguyên liệu và đưa ra các sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở tỉnh Shiga, ông Kazunori Takami, Chủ tịch Công ty sản xuất thiết bị gia dụng của Panasonic, cho biết nhằm thực hiện mục tiêu trở thành công ty phát kiến xanh hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử thế giới vào năm 2018 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, công ty sẽ đặt môi trường ở vị trí “trung tâm trong tất cả các hoạt động kinh doanh.”
Để đóng góp cho việc cắt giảm lượng khí thải CO2, theo ông Takami, công ty sẽ đẩy mạnh chế tạo các sản phẩm tiết kiệm năng lượng bằng cách phát triển các công nghệ xanh cốt lõi như bộ biến tần, bơm nhiệt, vật liệu cách nhiệt và sản xuất năng lượng cùng với công nghệ quản lý năng lượng Eco Navi.
Bên cạnh đó, công ty đặt mục tiêu đóng góp vào việc cắt giảm 40 triệu tấn khí thải CO2 vào năm 2018, tăng 3,27 lần so với lượng khí thải mà Panasonic đã góp phần cắt giảm vào năm 2010.
Nhằm xây dựng ngành sản xuất theo hướng tái sử dụng nguyên liệu, Panasonic sẽ ứng dụng các công nghệ tái chế mới để tái chế nguyên vật liệu như thủy tinh trong các màn hình tivi ống tia cathode phế thải và nhựa thông từ các đồ điện gia dụng và sử dụng các nguyên liệu này để sản xuất các sản phẩm mới.
Hiện nay, Panasonic đang xây dựng một nhà máy sản xuất sợi thủy tinh ở thành phố Kusatsu, tỉnh Shiga, và sản phẩm của nhà máy này sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất vật liệu cách nhiệt cho tủ lạnh, ấm đun điện và nhiều đồ điện gia dụng khác.
Để đóng góp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, công ty đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở Biwa, hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản nằm ở tỉnh Shiga, cách thủ đô Tokyo khoảng 450km về phía Tây, và sẽ tham gia vào việc bảo vệ động vật hoang dã ở thành phố Kusatsu thuộc tỉnh Shiga. Bên cạnh đó, theo ông Takami, Panasonic sẽ xây dựng hệ sinh thái xung quanh Nhà máy các ý tưởng xanh ở hồ Biwa.
Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Yukiko Kada, Tỉnh trưởng tỉnh Shiga, nói rằng bà rất ấn tượng trước các ý tưởng xanh của Panasonic. Bà nói: “Sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3, chúng ta không thể sử dụng nhiều nhiên liệu như chúng ta muốn. Chúng ta cần phải tìm ra những phương cách mới” để tiết kiệm năng lượng."
Panasonic hiện đang sản xuất 27 sản phẩm mang nhãn hiệu Eco Navi – một dòng sản phẩm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Panasonic đang nỗ lực phổ biến các sản phẩm Eco Navi trên khắp thế giới thông qua việc đầu tư xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, Brazil và Ấn Độ./.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở tỉnh Shiga, ông Kazunori Takami, Chủ tịch Công ty sản xuất thiết bị gia dụng của Panasonic, cho biết nhằm thực hiện mục tiêu trở thành công ty phát kiến xanh hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử thế giới vào năm 2018 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, công ty sẽ đặt môi trường ở vị trí “trung tâm trong tất cả các hoạt động kinh doanh.”
Để đóng góp cho việc cắt giảm lượng khí thải CO2, theo ông Takami, công ty sẽ đẩy mạnh chế tạo các sản phẩm tiết kiệm năng lượng bằng cách phát triển các công nghệ xanh cốt lõi như bộ biến tần, bơm nhiệt, vật liệu cách nhiệt và sản xuất năng lượng cùng với công nghệ quản lý năng lượng Eco Navi.
Bên cạnh đó, công ty đặt mục tiêu đóng góp vào việc cắt giảm 40 triệu tấn khí thải CO2 vào năm 2018, tăng 3,27 lần so với lượng khí thải mà Panasonic đã góp phần cắt giảm vào năm 2010.
Nhằm xây dựng ngành sản xuất theo hướng tái sử dụng nguyên liệu, Panasonic sẽ ứng dụng các công nghệ tái chế mới để tái chế nguyên vật liệu như thủy tinh trong các màn hình tivi ống tia cathode phế thải và nhựa thông từ các đồ điện gia dụng và sử dụng các nguyên liệu này để sản xuất các sản phẩm mới.
Hiện nay, Panasonic đang xây dựng một nhà máy sản xuất sợi thủy tinh ở thành phố Kusatsu, tỉnh Shiga, và sản phẩm của nhà máy này sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất vật liệu cách nhiệt cho tủ lạnh, ấm đun điện và nhiều đồ điện gia dụng khác.
Để đóng góp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, công ty đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở Biwa, hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản nằm ở tỉnh Shiga, cách thủ đô Tokyo khoảng 450km về phía Tây, và sẽ tham gia vào việc bảo vệ động vật hoang dã ở thành phố Kusatsu thuộc tỉnh Shiga. Bên cạnh đó, theo ông Takami, Panasonic sẽ xây dựng hệ sinh thái xung quanh Nhà máy các ý tưởng xanh ở hồ Biwa.
Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Yukiko Kada, Tỉnh trưởng tỉnh Shiga, nói rằng bà rất ấn tượng trước các ý tưởng xanh của Panasonic. Bà nói: “Sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3, chúng ta không thể sử dụng nhiều nhiên liệu như chúng ta muốn. Chúng ta cần phải tìm ra những phương cách mới” để tiết kiệm năng lượng."
Panasonic hiện đang sản xuất 27 sản phẩm mang nhãn hiệu Eco Navi – một dòng sản phẩm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Panasonic đang nỗ lực phổ biến các sản phẩm Eco Navi trên khắp thế giới thông qua việc đầu tư xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, Brazil và Ấn Độ./.
Thanh Tùng/Tokyo (Vietnam+)