Ngày 23/1, phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Malki nhấn mạnh các nhà lãnh đạo Palestines sẵn sàng hợp tác hướng tới hòa bình với bất cứ chính phủ Israel nào công nhận Nhà nước Palestine.
Tuy nhiên, quan chức ngoại giao này cũng cho rằng kể từ sau khi Liên hợp quốc nâng cấp quy chế cho Palestine hồi tháng 11 năm ngoái, những hành động của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu là "hoàn toàn đối lập với giải pháp hai nhà nước".
Ngoại trưởng Palestine Malki cho rằng tiến trình hòa bình Trung Đông bị bế tắc hiện đang ở "bước ngoặt", đồng thời nhắc lại chỉ trích về việc Israel mở rộng hoạt động định cư trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng cũng như phát động tấn công Dải Gaza hồi tháng 12/2012.
Theo Ngoại trưởng Malki, Israel cần phải lựa chọn giữa một "tiến trình chính trị có ý nghĩa" hoặc buộc Palestine "phải tiến vào một kỷ nguyên mà giải pháp hai nhà nước bị từ bỏ và người dân Palestine bước tới giai đoạn mới trong cuộc tranh đấu để bảo vệ và đạt được các quyền của mình thông qua mọi biện pháp ngoại giao, chính trị, pháp luật có thể".
Quan chức này đưa ra cảnh báo Palestine sẽ kiện lên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) nếu chính phủ mới của Israel cho phép xây dựng nhà định cư tại các khu vực chiếm đóng gần Jerusalem.
Ngoại trưởng Malki nhận định năm 2013 sẽ mang tính chất sống còn đối với tiến trình hòa bình Trung Đông. Nhiều chính phủ châu Âu và các quan chức Liên hợp quốc cũng chung nhận định nếu không đạt được tiến triển trong năm nay, lộ trình hòa bình Israel-Palestine sẽ bị đặt dấu chấm hết.
[Bầu cử tại Israel: Thủ tướng Netanyahu thắng cử]
Trong khi đó, sau khi Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, sự chú ý đang tập trung vào việc chính phủ mới sẽ được thành lập thế nào.
Kết quả chính thức của cuộc bầu cử dự kiến sẽ có trong ngày 24/1 và theo Ủy ban Bầu cử Israel sau khi đã kiểm 99,8% kết quả, liên minh cánh hữu Likud-Beitenu cầm quyền giành 31 ghế trong tổng số 120 ghế quốc hội, đảng trung dung Yesh Atid (Có một tương lai) đứng thứ hai với 19 ghế và đảng Lao động nhận được 15 ghế.
Các ghế còn lại về tay các đảng nhỏ như Shas, United Torah Judaism, HaTnuah và Meretz.
Theo kết quả trên, liên minh của ông Netanyahu dù về nhất nhưng vẫn ít hơn 11 ghế so với kết quả 42 ghế mà họ nhận được trong cuộc bầu cử trước, và sẽ phải tìm kiếm một liên minh mới hội tụ đủ 61 nghị sĩ để có được đa số và thành lập chính phủ.
Đối tượng mà ông Netanyahu có thể liên minh là ngôi sao mới nổi trên chính trường Israel, Yair Lapid của đảng Yesh Atid.
Ngày 23/1, ông Lapid tuyên bố sẽ không cùng các đảng trung tả khác thành lập một liên minh đối lập nhằm thách thức việc ông Netanyahu tiếp tục đảm nhiệm ghế thủ tướng.
Trước đó, lãnh đạo đảng Lao động Shelly Yachimovich đã kêu gọi ông Lapid cùng lập liên minh với các đảng trung tả. Trong phát biểu của mình, ông Lapid công nhận chiến thắng của Thủ tướng Netanyahu đồng thời cũng tỏ ý hợp tác trong tương lai./.
Tuy nhiên, quan chức ngoại giao này cũng cho rằng kể từ sau khi Liên hợp quốc nâng cấp quy chế cho Palestine hồi tháng 11 năm ngoái, những hành động của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu là "hoàn toàn đối lập với giải pháp hai nhà nước".
Ngoại trưởng Palestine Malki cho rằng tiến trình hòa bình Trung Đông bị bế tắc hiện đang ở "bước ngoặt", đồng thời nhắc lại chỉ trích về việc Israel mở rộng hoạt động định cư trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng cũng như phát động tấn công Dải Gaza hồi tháng 12/2012.
Theo Ngoại trưởng Malki, Israel cần phải lựa chọn giữa một "tiến trình chính trị có ý nghĩa" hoặc buộc Palestine "phải tiến vào một kỷ nguyên mà giải pháp hai nhà nước bị từ bỏ và người dân Palestine bước tới giai đoạn mới trong cuộc tranh đấu để bảo vệ và đạt được các quyền của mình thông qua mọi biện pháp ngoại giao, chính trị, pháp luật có thể".
Quan chức này đưa ra cảnh báo Palestine sẽ kiện lên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) nếu chính phủ mới của Israel cho phép xây dựng nhà định cư tại các khu vực chiếm đóng gần Jerusalem.
Ngoại trưởng Malki nhận định năm 2013 sẽ mang tính chất sống còn đối với tiến trình hòa bình Trung Đông. Nhiều chính phủ châu Âu và các quan chức Liên hợp quốc cũng chung nhận định nếu không đạt được tiến triển trong năm nay, lộ trình hòa bình Israel-Palestine sẽ bị đặt dấu chấm hết.
[Bầu cử tại Israel: Thủ tướng Netanyahu thắng cử]
Trong khi đó, sau khi Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, sự chú ý đang tập trung vào việc chính phủ mới sẽ được thành lập thế nào.
Kết quả chính thức của cuộc bầu cử dự kiến sẽ có trong ngày 24/1 và theo Ủy ban Bầu cử Israel sau khi đã kiểm 99,8% kết quả, liên minh cánh hữu Likud-Beitenu cầm quyền giành 31 ghế trong tổng số 120 ghế quốc hội, đảng trung dung Yesh Atid (Có một tương lai) đứng thứ hai với 19 ghế và đảng Lao động nhận được 15 ghế.
Các ghế còn lại về tay các đảng nhỏ như Shas, United Torah Judaism, HaTnuah và Meretz.
Theo kết quả trên, liên minh của ông Netanyahu dù về nhất nhưng vẫn ít hơn 11 ghế so với kết quả 42 ghế mà họ nhận được trong cuộc bầu cử trước, và sẽ phải tìm kiếm một liên minh mới hội tụ đủ 61 nghị sĩ để có được đa số và thành lập chính phủ.
Đối tượng mà ông Netanyahu có thể liên minh là ngôi sao mới nổi trên chính trường Israel, Yair Lapid của đảng Yesh Atid.
Ngày 23/1, ông Lapid tuyên bố sẽ không cùng các đảng trung tả khác thành lập một liên minh đối lập nhằm thách thức việc ông Netanyahu tiếp tục đảm nhiệm ghế thủ tướng.
Trước đó, lãnh đạo đảng Lao động Shelly Yachimovich đã kêu gọi ông Lapid cùng lập liên minh với các đảng trung tả. Trong phát biểu của mình, ông Lapid công nhận chiến thắng của Thủ tướng Netanyahu đồng thời cũng tỏ ý hợp tác trong tương lai./.
(TTXVN)