Ngày 5/10, Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua một khuyến nghị về dành cho Palestine quy chế thành viên đầy đủ của UNESCO.
Palestine là quan sát viên của UNESCO từ năm 1974.
Mặc dù còn được thông qua tại Đại hội đồng UNESCO, nhưng việc khuyến nghị giành được sự ủng hộ của đa số thành viên Hội đồng chấp hành cũng là một thắng lợi ngoại giao đầu tiên của Palestine trên con đường đấu tranh để được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.
Tại khóa họp thường niên Đại hội đồng UNESCO (diễn ra từ 25/10-10/11), khuyến nghị này sẽ được đưa ra thông qua và sẽ chính thức được chấp nhận khi có ít nhất 2/3 trong tổng số 193 thành viên Đại hội đồng ủng hộ.
Khuyến nghị nói trên, do nhóm các nước Arập đệ trình, đề nghị UNESCO nâng cấp quy chế dành cho Palestine từ quan sát viên lên thành viên đầy đủ.
Theo các nguồn tin của UNESCO, trong số bốn nước bỏ phiếu chống tại Hội đồng chấp hành có Mỹ, Đức, Romania và Latvia. 14 nước còn lại bỏ phiếu trắng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã tuyên bố phản đối cuộc bỏ phiếu của Hội đồng chấp hành UNESCO. Phát biểu tại Cộng hòa Dominican khi đang ở thăm chính thức nước này, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton nói rằng UNESCO cần phải "cân nhắc hơn nữa" trong việc bỏ phiếu nâng cấp quy chế dành cho Palestine./.
Palestine là quan sát viên của UNESCO từ năm 1974.
Mặc dù còn được thông qua tại Đại hội đồng UNESCO, nhưng việc khuyến nghị giành được sự ủng hộ của đa số thành viên Hội đồng chấp hành cũng là một thắng lợi ngoại giao đầu tiên của Palestine trên con đường đấu tranh để được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.
Tại khóa họp thường niên Đại hội đồng UNESCO (diễn ra từ 25/10-10/11), khuyến nghị này sẽ được đưa ra thông qua và sẽ chính thức được chấp nhận khi có ít nhất 2/3 trong tổng số 193 thành viên Đại hội đồng ủng hộ.
Khuyến nghị nói trên, do nhóm các nước Arập đệ trình, đề nghị UNESCO nâng cấp quy chế dành cho Palestine từ quan sát viên lên thành viên đầy đủ.
Theo các nguồn tin của UNESCO, trong số bốn nước bỏ phiếu chống tại Hội đồng chấp hành có Mỹ, Đức, Romania và Latvia. 14 nước còn lại bỏ phiếu trắng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã tuyên bố phản đối cuộc bỏ phiếu của Hội đồng chấp hành UNESCO. Phát biểu tại Cộng hòa Dominican khi đang ở thăm chính thức nước này, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton nói rằng UNESCO cần phải "cân nhắc hơn nữa" trong việc bỏ phiếu nâng cấp quy chế dành cho Palestine./.
(TTXVN/Vietnam+)