Pakistan triển khai tiêm chủng vaccine mới phòng bệnh thương hàn

Dự kiến đến năm 2021, tiêm chủng vaccine phòng bệnh thương hàn sẽ được Pakistan đưa vào chương trình quốc gia và là liều vaccine tiêm chủng bắt buộc đối với trẻ em.
Pakistan triển khai tiêm chủng vaccine mới phòng bệnh thương hàn ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Ngày 15/11, các cơ quan y tế Pakistan đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng loại vaccine mới phòng bệnh thương hàn cho hàng triệu trẻ em.

Đây là một trong những nỗ lực của Bộ Y tế nước sở tại nhằm kiểm soát căn bệnh do siêu vi khuẩn kháng thuốc đã lây nhiễm cho khoảng 11.000 người kể từ năm 2016 và có nguy cơ lây lan sang các nước khác.

Trong chiến dịch y tế trên này, Pakistan sử dụng loại vaccine mới phát triển có khả năng phòng ngừa bệnh thương hàn trong thời gian 5 năm.

Đối tượng tiêm chủng là trẻ sơ sinh từ 5 tháng tuổi tới thiếu niên 15 tuổi.

Dự kiến đến năm 2021, tiêm chủng vaccine phòng bệnh thương hàn sẽ được Pakistan đưa vào chương trình quốc gia và là liều vaccine tiêm chủng bắt buộc đối với trẻ em.

Nguyên nhân gây ra dịch thương hàn tại Pakistan là do vi khuẩn Salmonelly Typhi gây bệnh biến đổi để kháng thuốc.

Từ năm 2016, dịch bùng phát và lây nhiễm cho khoảng 11.000 người với tỷ lệ tử vong là 1%.

Đường lây truyền chính là thực phẩm và nước nhiễm khuẩn.

[EU sẽ cấp phép cho vaccine đầu tiên trên thế giới phòng Ebola ]

Bệnh gây sốt, buồn nôn, đau bụng và phát ban trên ngực, và trong những trường hợp nặng, có thể dẫn đến biến chứng tại ruột và não bộ, có thể gây tử vong.

Các nhà nghiên cứu Mỹ ước tính năm 2017 trên thế giới có 11 triệu trường hợp mắc thương hàn, trong đó 116.000 người đã tử vong.

Với vi khuẩn thương hàn kháng mọi loại thuốc, giới chuyên gia cảnh báo tỷ lệ tử vong có thể lên tới 20%. 

Vaccine phòng thương hàn mới đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép năm 2018./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục