Phát biểu trước báo giới ngày 4/2, phát ngônviên Bộ Ngoại giao Pakistan, ông Abdul Basit cho biết Pakistan có thể đóng mộtvai trò quan trọng và sẵn sàng trợ giúp các nỗ lực hòa giải ở Afghanistan.
Theo ông Basit, Chính phủ Pakistan tán thành chương trình hòa giải vớiphiến quân Taliban do Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đưa ra hội nghị quốctế tại London tháng trước.
Ông Karzai kêu gọi Taliban hạ vũ khí và tham gia Hội đồng nguyên lão, coiđây là bước khởi đầu cho tiến trình thương lượng hòa bình. Pakistan nhất trírằng việc tái hòa nhập phiến quân là một yếu tố quan trọng để kiến tạo hòa bìnhvà ổn định ở Afghanistan.
Trước đó, ngày 2/2, Tổng Tư lệnh quân đội Pakistan, Tướng Ashfaq Kayanituyên bố hòa bình và ổn định ở Afghanistan rất quan trọng đối với những lợi íchchiến lược lâu dài của Pakistan vì biên giới phía Tây được bảo đảm. Ông cũng đềxuất Pakistan giúp huấn luyện các lực lượng an ninh Afghanistan và khẳng địnhPakistan không muốn Afghanistan bị "Taliban hóa".
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược "Stratfor" của Mỹ nhận xéttuyên bố trên của Tướng Kayani cho thấy sự điều chỉnh các mục tiêu chiến lượccủa Islamabad ở Afghanistan, từ mục tiêu trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhấtđối với Afghanistan thông qua việc duy trì ảnh hưởng với Taliban chuyển sang ủnghộ một chính phủ Afghanistan có cơ sở rộng lớn hơn, trong đó Taliban chỉ là mộtthành phần.
Như vậy, quan điểm của Mỹ và Pakistan đối với khu vực này đang gầnnhau hơn.
Trong những tháng gần đây, các nhóm đặc nhiệm của Lục quân và Hải quân Mỹcùng các nhân viên Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đẩy mạnh chiến dịch truytìm và tiêu diệt phiến quân tại Taliban.
Tuy nhiên, Tướng Stanley McChrystal, Tư lệnh lực lượng liên quân tạiKabul, nhấn mạnh rằng thành bại của cuộc chiến không phụ thuộc vào số quân đốiphương bị tiêu diệt, mà phụ thuộc vào số người mà quân Mỹ có thể thuyết phụcđược.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates mới đây đã thừa nhận Taliban là "mộtphần trong cơ cấu chính trị" của Afghanistan. Phát biểu này được hiểu là sự ủnghộ một cách công khai, dù khá thận trọng, của chính quyền Mỹ đối với nỗ lực hòagiải của Chính phủ Afghanistan./.
Theo ông Basit, Chính phủ Pakistan tán thành chương trình hòa giải vớiphiến quân Taliban do Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đưa ra hội nghị quốctế tại London tháng trước.
Ông Karzai kêu gọi Taliban hạ vũ khí và tham gia Hội đồng nguyên lão, coiđây là bước khởi đầu cho tiến trình thương lượng hòa bình. Pakistan nhất trírằng việc tái hòa nhập phiến quân là một yếu tố quan trọng để kiến tạo hòa bìnhvà ổn định ở Afghanistan.
Trước đó, ngày 2/2, Tổng Tư lệnh quân đội Pakistan, Tướng Ashfaq Kayanituyên bố hòa bình và ổn định ở Afghanistan rất quan trọng đối với những lợi íchchiến lược lâu dài của Pakistan vì biên giới phía Tây được bảo đảm. Ông cũng đềxuất Pakistan giúp huấn luyện các lực lượng an ninh Afghanistan và khẳng địnhPakistan không muốn Afghanistan bị "Taliban hóa".
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược "Stratfor" của Mỹ nhận xéttuyên bố trên của Tướng Kayani cho thấy sự điều chỉnh các mục tiêu chiến lượccủa Islamabad ở Afghanistan, từ mục tiêu trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhấtđối với Afghanistan thông qua việc duy trì ảnh hưởng với Taliban chuyển sang ủnghộ một chính phủ Afghanistan có cơ sở rộng lớn hơn, trong đó Taliban chỉ là mộtthành phần.
Như vậy, quan điểm của Mỹ và Pakistan đối với khu vực này đang gầnnhau hơn.
Trong những tháng gần đây, các nhóm đặc nhiệm của Lục quân và Hải quân Mỹcùng các nhân viên Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đẩy mạnh chiến dịch truytìm và tiêu diệt phiến quân tại Taliban.
Tuy nhiên, Tướng Stanley McChrystal, Tư lệnh lực lượng liên quân tạiKabul, nhấn mạnh rằng thành bại của cuộc chiến không phụ thuộc vào số quân đốiphương bị tiêu diệt, mà phụ thuộc vào số người mà quân Mỹ có thể thuyết phụcđược.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates mới đây đã thừa nhận Taliban là "mộtphần trong cơ cấu chính trị" của Afghanistan. Phát biểu này được hiểu là sự ủnghộ một cách công khai, dù khá thận trọng, của chính quyền Mỹ đối với nỗ lực hòagiải của Chính phủ Afghanistan./.
(TTXVN/Vietnam+)