Truyền thông Indonesia cho biết, ngày 29/1 tại Jakarta, Đại sứ Pakistan Burhan Muhammad tại Indonesia đã nói rằng Indonesia và Pakistan có thể đóng một vai trò lớn hơn và cùng sát cánh tham gia vào việc giải quyết vấn đề Afghanistan.
Theo ông Burhan, sự ổn định chính trị là cần thiết ở Afghanistan, đặc biệt là trước và sau khi quân đội Mỹ và các đồng minh rút khỏi nước này như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố, và các cơ hội đang rộng mở cho Pakistan và Indonesia xây dựng trục Jakarta-Islamabad để vượt qua chủ nghĩa khủng bố, và sớm giải quyết được vấn đề người tị nạn do bất ổn chính trị kéo dài ở Afghanistan gây ra.
Ông Burhan nêu rõ một trong những nỗ lực cần thực hiện là xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa Chính phủ Pakistan và chế độ cầm quyền ở Afghanistan.
Ông Burhan cho biết Pakistan đang phải chịu gánh nặng của việc triển khai quân đội trên biên giới để duy trì an ninh và cũng như gánh nặng kinh tế gây ra bởi hàng triệu người tị nạn Afghanistan.
Pakistan đã triển khai khoảng 150.000 binh sỹ để duy trì an ninh và ngăn chặn các hành động khủng bố dọc theo biên giới với Afghanistan. Chính phủ Pakistan đã đưa ra kế hoach hành động chống chủ nghĩa khủng bố thông qua phương thức tiếp cận toàn diện trên cơ sở 3D là Deterrence, Development and Dialogue (ngăn chặn, phát triển và đối thoại).
Theo thống kê, khoảng 7.000 binh sỹ, cảnh sát và 37.000 thường dân vô tội Pakistan đã bị chết bởi các hành động khác nhau của chủ nghĩa khủng bố trong ba thập kỷ qua./.
Theo ông Burhan, sự ổn định chính trị là cần thiết ở Afghanistan, đặc biệt là trước và sau khi quân đội Mỹ và các đồng minh rút khỏi nước này như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố, và các cơ hội đang rộng mở cho Pakistan và Indonesia xây dựng trục Jakarta-Islamabad để vượt qua chủ nghĩa khủng bố, và sớm giải quyết được vấn đề người tị nạn do bất ổn chính trị kéo dài ở Afghanistan gây ra.
Ông Burhan nêu rõ một trong những nỗ lực cần thực hiện là xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa Chính phủ Pakistan và chế độ cầm quyền ở Afghanistan.
Ông Burhan cho biết Pakistan đang phải chịu gánh nặng của việc triển khai quân đội trên biên giới để duy trì an ninh và cũng như gánh nặng kinh tế gây ra bởi hàng triệu người tị nạn Afghanistan.
Pakistan đã triển khai khoảng 150.000 binh sỹ để duy trì an ninh và ngăn chặn các hành động khủng bố dọc theo biên giới với Afghanistan. Chính phủ Pakistan đã đưa ra kế hoach hành động chống chủ nghĩa khủng bố thông qua phương thức tiếp cận toàn diện trên cơ sở 3D là Deterrence, Development and Dialogue (ngăn chặn, phát triển và đối thoại).
Theo thống kê, khoảng 7.000 binh sỹ, cảnh sát và 37.000 thường dân vô tội Pakistan đã bị chết bởi các hành động khác nhau của chủ nghĩa khủng bố trong ba thập kỷ qua./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)