Tòa án Tối cao Pakistan ngày 16/12 đã bãi bỏ một sắc lệnh được cho là đang bảo vệ các quan chức cấp cao của chính phủ khỏi bị truy tố về tội tham nhũng.
Trong tuyên bố về quyết định trên, Chánh án Tòa án tối cao Iftikhar Chaudhry nêu rõ Sắc lệnh về Hòa giải dân tộc năm 2007 bao gồm điều khoản ân xá nói trên "được xem là trái với những lợi ích quốc gia và vi phạm những điều khoản khác của Hiến pháp".
Theo các nhà phân tích, quyết định trên của Tòa án tối cao dường như là một đòn mạnh giáng vào Tổng thống Asif Ali Zardari hiện đang bị cáo buộc tham nhũng nhưng được miễn truy tố vì là tổng thống.
Hàng nghìn quan chức chính phủ cũng có nguy cơ bị truy tố, và điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị ở Pakistan vào thời điểm Mỹ đang tìm kiếm một mặt trận thống nhất nhằm chống lại các phần tử li khai ở dọc biên giới với Afghanistan.
Sắc lệnh về Hòa giải dân tộc được chính quyền quân sự trước đây của cựu Tổng thống Pervez Musharraf thông qua năm 2007 dưới sức ép phải tiến hành bầu cử để khôi phục chính quyền dân sự.
Sắc lệnh này do Mỹ làm trung gian thúc đẩy nhằm mở đường cho cố Thủ tướng Benazir Bhutto, vợ của đương kim Tổng thống Zardari, được về nước tham gia chính trường mà không phải đối mặt với những cáo buộc mà đảng của bà Bhutto cho là mang động cơ chính trị.
Bà Bhutto bị ám sát trong một vụ tấn công liều chết khi đang vận động tranh cử tại thành phố Rawalpindi gần thủ đô Islamabad cuối tháng 12/2007.
Ông Zardari trở thành tổng thống hồi tháng 9/2009 sau khi Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) của ông giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 2/2008. Ông bị cáo buộc biển thủ 1,5 tỉ USD từ những năm 90 của thế kỷ trước trong thời gian bà Bhutto là Thủ tướng.
Ngay sau khi Tòa án Tối cao công bố quyết định trên, Liên đoàn Hồi giáo Pakistan-N (PML-N), đảng đối lập chính ở Pakistan, đã kêu gọi Tổng thống Zardari từ chức. Tuy nhiên, các trợ lý của Tổng thống Zardari đã bác bỏ kêu gọi này./.
Trong tuyên bố về quyết định trên, Chánh án Tòa án tối cao Iftikhar Chaudhry nêu rõ Sắc lệnh về Hòa giải dân tộc năm 2007 bao gồm điều khoản ân xá nói trên "được xem là trái với những lợi ích quốc gia và vi phạm những điều khoản khác của Hiến pháp".
Theo các nhà phân tích, quyết định trên của Tòa án tối cao dường như là một đòn mạnh giáng vào Tổng thống Asif Ali Zardari hiện đang bị cáo buộc tham nhũng nhưng được miễn truy tố vì là tổng thống.
Hàng nghìn quan chức chính phủ cũng có nguy cơ bị truy tố, và điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị ở Pakistan vào thời điểm Mỹ đang tìm kiếm một mặt trận thống nhất nhằm chống lại các phần tử li khai ở dọc biên giới với Afghanistan.
Sắc lệnh về Hòa giải dân tộc được chính quyền quân sự trước đây của cựu Tổng thống Pervez Musharraf thông qua năm 2007 dưới sức ép phải tiến hành bầu cử để khôi phục chính quyền dân sự.
Sắc lệnh này do Mỹ làm trung gian thúc đẩy nhằm mở đường cho cố Thủ tướng Benazir Bhutto, vợ của đương kim Tổng thống Zardari, được về nước tham gia chính trường mà không phải đối mặt với những cáo buộc mà đảng của bà Bhutto cho là mang động cơ chính trị.
Bà Bhutto bị ám sát trong một vụ tấn công liều chết khi đang vận động tranh cử tại thành phố Rawalpindi gần thủ đô Islamabad cuối tháng 12/2007.
Ông Zardari trở thành tổng thống hồi tháng 9/2009 sau khi Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) của ông giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 2/2008. Ông bị cáo buộc biển thủ 1,5 tỉ USD từ những năm 90 của thế kỷ trước trong thời gian bà Bhutto là Thủ tướng.
Ngay sau khi Tòa án Tối cao công bố quyết định trên, Liên đoàn Hồi giáo Pakistan-N (PML-N), đảng đối lập chính ở Pakistan, đã kêu gọi Tổng thống Zardari từ chức. Tuy nhiên, các trợ lý của Tổng thống Zardari đã bác bỏ kêu gọi này./.
(TTXVN/Vietnam+)