Đúng 8 giờ sáng 11/5 (giờ địa phương), các điểm bầu cử trên toàn Pakistan đã mở cửa để đón hàng triệu cử tri đến bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đánh dấu cuộc chuyển giao dân chủ có tính lịch sử tại quốc gia Nam Á này.
Theo danh sách đăng ký, hơn 86 triệu cử tri Pakistan đủ tiêu chuẩn tham gia bỏ phiếu bầu Hạ viện và các hội đồng lập pháp tại 4 tỉnh gồm Khyber Pakhtunkhwa, Punjab, Sindh và Baluchistan. Cụ thể, cử tri sẽ bỏ phiếu bầu 272 trong số 342 nghị sĩ Hạ viện, số ghế còn lại dành cho những người không thuộc đạo Hồi (10 ghế) và phụ nữ (60 ghế).
Số ghế đại biểu được phân bổ dựa trên số dân từng vùng. Theo đó, 148 ghế thuộc tỉnh Pungíap, 61 ghế thuộc tỉnh Sindh, 35 ghế thuộc tỉnh biên giới Tây Bắc, 14 ghế tại Baluchistan, 12 ghế dành cho các vùng bộ lạc thuộc quyền điều hành của Liên bang và 2 ghế tại thủ đô Islamabad. Sau khi có kết quả, các nghị sĩ sẽ họp bầu Thủ tướng và bốn Tỉnh trưởng, dựa trên kết quả phiếu quá bán tại Hạ viện.
Các chính đảng chủ chốt tham gia tranh cử lần này gồm đảng Nhân dân Pakistan (PPP), Đảng Dân tộc Awami (ANP), Phong trào Muttahida Qaumi (MQM), Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) và Phong trào Công lý Pakistan (PTI).
Cuộc cạnh tranh chính diễn ra giữa PPP và PML-N. Đây là hai chính đảng nòng cốt tại Pakistan, trong đó PPP có cơ sở vững chắc tại tỉnh Sindh và PML-N có thành trì tại Punjab. Đảng PTI, do cựu vận động viên môn cricket Imran Khan đứng đầu, cũng được đánh giá là đối thủ đáng gờm.
[Bầu cử ở Pakistan: Cuộc bầu cử nhuốm màu bạo lực]
Để bảo đảm tiến trình bầu cử diễn ra suôn sẻ, một lực lượng an ninh hơn 600.000 người đã được triển khai tại gần 70.000 điểm bỏ phiếu trên cả nước.
Cuộc tổng tuyển cử này đánh dấu lần đầu tiên một chính phủ dân sự hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ 5 năm và chuyển giao quyền lãnh đạo cho một chính phủ kế nhiệm được bầu tại Pakistan, quốc gia có chính quyền quân sự lãnh đạo hơn một nửa số thời gian trong lịch sử 66 năm của đất nước.
Trước thềm bầu cử, hàng loạt vụ tấn công của phiến quân Taliban nhằm vào các ứng cử viên của các đảng thế tục, văn phòng các chính trị gia cũng như các cuộc tuần hành, mít tinh tranh cử trên cả nước gây nhiều thương vong. Ước tính khoảng 120 người đã thiệt mạng và hơn 400 người bị thương kể từ khi chiến dịch tranh cử bắt đầu vào giữa tháng 4./.
Theo danh sách đăng ký, hơn 86 triệu cử tri Pakistan đủ tiêu chuẩn tham gia bỏ phiếu bầu Hạ viện và các hội đồng lập pháp tại 4 tỉnh gồm Khyber Pakhtunkhwa, Punjab, Sindh và Baluchistan. Cụ thể, cử tri sẽ bỏ phiếu bầu 272 trong số 342 nghị sĩ Hạ viện, số ghế còn lại dành cho những người không thuộc đạo Hồi (10 ghế) và phụ nữ (60 ghế).
Số ghế đại biểu được phân bổ dựa trên số dân từng vùng. Theo đó, 148 ghế thuộc tỉnh Pungíap, 61 ghế thuộc tỉnh Sindh, 35 ghế thuộc tỉnh biên giới Tây Bắc, 14 ghế tại Baluchistan, 12 ghế dành cho các vùng bộ lạc thuộc quyền điều hành của Liên bang và 2 ghế tại thủ đô Islamabad. Sau khi có kết quả, các nghị sĩ sẽ họp bầu Thủ tướng và bốn Tỉnh trưởng, dựa trên kết quả phiếu quá bán tại Hạ viện.
Các chính đảng chủ chốt tham gia tranh cử lần này gồm đảng Nhân dân Pakistan (PPP), Đảng Dân tộc Awami (ANP), Phong trào Muttahida Qaumi (MQM), Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) và Phong trào Công lý Pakistan (PTI).
Cuộc cạnh tranh chính diễn ra giữa PPP và PML-N. Đây là hai chính đảng nòng cốt tại Pakistan, trong đó PPP có cơ sở vững chắc tại tỉnh Sindh và PML-N có thành trì tại Punjab. Đảng PTI, do cựu vận động viên môn cricket Imran Khan đứng đầu, cũng được đánh giá là đối thủ đáng gờm.
[Bầu cử ở Pakistan: Cuộc bầu cử nhuốm màu bạo lực]
Để bảo đảm tiến trình bầu cử diễn ra suôn sẻ, một lực lượng an ninh hơn 600.000 người đã được triển khai tại gần 70.000 điểm bỏ phiếu trên cả nước.
Cuộc tổng tuyển cử này đánh dấu lần đầu tiên một chính phủ dân sự hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ 5 năm và chuyển giao quyền lãnh đạo cho một chính phủ kế nhiệm được bầu tại Pakistan, quốc gia có chính quyền quân sự lãnh đạo hơn một nửa số thời gian trong lịch sử 66 năm của đất nước.
Trước thềm bầu cử, hàng loạt vụ tấn công của phiến quân Taliban nhằm vào các ứng cử viên của các đảng thế tục, văn phòng các chính trị gia cũng như các cuộc tuần hành, mít tinh tranh cử trên cả nước gây nhiều thương vong. Ước tính khoảng 120 người đã thiệt mạng và hơn 400 người bị thương kể từ khi chiến dịch tranh cử bắt đầu vào giữa tháng 4./.
(TTXVN)