Mặc dù vai trò của các loại năng lượng tái sinh và xe ô tô điện ngày một tăng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn thế giới sẽ còn tăng trong thời gian dài hơn so với dự báo mà giới chuyên ra đưa ra.
Theo kế hoạch, ngày 31/10 tới, OPEC sẽ cập nhật dự báo cầu dầu mỏ trong dài hạn trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới năm 2022. Báo cáo triển vọng năm 2021 dự báo cầu dầu mỏ thế giới ít biến động sau năm 2035.
Theo APEC, nhu cầu dầu mỏ tiếp tục tăng trưởng trong 1 thập kỷ hoặc kéo dài hơn sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nhà sản xuất dầu mỏ và OPEC - tổ chức có 13 nước thành viên có nguồn thu phụ thuộc lớn vào dầu mỏ.
Tuy nhiên, cả người tiêu dùng và chính phủ các nước lại không vui mừng trước thông tin này khi đang nỗ lực thúc đẩy giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch để chống biến đổi khí hậu.
[Cơ quan Năng lượng Quốc tế hạ dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới]
Năm 2020, OPEC từng đưa ra dự báo cầu dầu mỏ thế giới giảm khi đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ dầu ít biến động sau nhiều năm dự báo nhu cầu dầu mỏ liên tục tăng.
Năm ngoái, OPEC dự báo đến năm 2045, nhu cầu dầu mỏ đạt 108,2 triệu thùng/ngày, tăng từ 90,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Nhóm này sau đó đã hạ dự báo năm 2045 viện dẫn lý do từ những thay đổi hành vi của người tiêu dùng do đại dịch và cạnh tranh của các hãng sản xuất ô tô điện.
Một nguồn tin khác của OPEC cho rằng xung đột giữa Nga và Ukraine có thể là yếu tố thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ ngắn hạn trong giai đoạn chuyển đổi sử dụng năng lượng, cũng như quá trình phục hồi sau dịch COVID-19. Nguồn tin này cho rằng dầu mỏ và khí đốt sẽ vẫn là nhiên liệu chủ chốt trên thị trường năng lượng thế giới cho đến giữa thế kỷ.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 27/10 cho rằng nhu cầu tất cả nhiên liệu hóa thạch của thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm hoặc gần như không thay đổi theo mô hình tính toán của cơ quan này, trong đó nhu cầu dầu thô sẽ giảm từ giữa thập kỷ tới./.