Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 20, khai mạc chiều 8/9 tại Vladivostok, Nga, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã kêu gọi nước chủ nhà Nga và các nền kinh tế thành viên APEC đầu tư vào Indonesia.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh Indonesia là một điểm đến đầu tư hấp dẫn khi là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, một thị trường lớn với 240 triệu dân, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tầng lớp trung lưu đang ngày một mở rộng cùng với nhịp độ tăng trưởng nhanh trên 6% liên tục trong những năm qua, đã thu hút được 18,3 tỷ USD đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2011, tăng 18% so với năm 2010, và dự kiến lên 20 tỷ USD năm 2012.
Ông Yudhoyono đồng thời khẳng định Indonesia mở cửa đón nhận FDI từ cả khu vực công lẫn tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng sân bay, đường bộ, đường sắt, cảng biển và nhà máy điện…, trị giá tới 500 tỷ USD trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế (MP3EI) của nước này cho giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Tổng thống Yudhoyono cho biết Indonesia hiện là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 850 tỷ USD, hay trên 1.000 tỷ USD tính theo sức mua tương đương, trong đó tiêu dùng trong nước đóng góp khoảng 60% cho nền kinh tế. Đầu tư vào Indonesia sẽ đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Một mặt, Indonesia sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác và đầu tư của các nước, mặt khác, đầu tư sẽ củng cố quan hệ hợp tác cũng như đem lại các lợi ích kinh tế-tài chính cho các nước đầu tư.
Đề cập các vấn đề liên quan APEC và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong mối quan hệ với Indonesia, Tổng thống Yudhoyono cho rằng phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng của Indonesia cũng sẽ giúp tăng cường kết nối giữa các thành viên ASAN, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong phần còn lại của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và và trên thế giới nói chung.
Điều này có thể trở thành hiện thực khi tất cả các thành viên APEC hợp tác chặt chẽ hơn, trong đó trước mắt cùng khắc phục vấn đề xuất khẩu suy giảm ảnh hưởng đến các nền kinh tế thành viên APEC, và đảm bảo thương mại cân bằng tốt hơn giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
Tổng thống Yudhoyono nói: “Là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21, sẽ diễn ra vào tháng 10/2013 tại Bali, Indonesia cam kết sẽ làm hết mình cho sự thành công của Hội nghị và sự phát triển của APEC," và vì vậy “Indonesia cũng đang chờ đợi sự hợp tác của các doanh nghiệp trong APEC trong việc phát triển cơ sở hạ tầng theo quy hoạch tổng thể MP3EI."
Sau Indonesia, Trung Quốc, Philippines và Peru sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC lần lượt vào các năm 2014, 2015 và 2016./.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh Indonesia là một điểm đến đầu tư hấp dẫn khi là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, một thị trường lớn với 240 triệu dân, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tầng lớp trung lưu đang ngày một mở rộng cùng với nhịp độ tăng trưởng nhanh trên 6% liên tục trong những năm qua, đã thu hút được 18,3 tỷ USD đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2011, tăng 18% so với năm 2010, và dự kiến lên 20 tỷ USD năm 2012.
Ông Yudhoyono đồng thời khẳng định Indonesia mở cửa đón nhận FDI từ cả khu vực công lẫn tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng sân bay, đường bộ, đường sắt, cảng biển và nhà máy điện…, trị giá tới 500 tỷ USD trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế (MP3EI) của nước này cho giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Tổng thống Yudhoyono cho biết Indonesia hiện là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 850 tỷ USD, hay trên 1.000 tỷ USD tính theo sức mua tương đương, trong đó tiêu dùng trong nước đóng góp khoảng 60% cho nền kinh tế. Đầu tư vào Indonesia sẽ đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Một mặt, Indonesia sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác và đầu tư của các nước, mặt khác, đầu tư sẽ củng cố quan hệ hợp tác cũng như đem lại các lợi ích kinh tế-tài chính cho các nước đầu tư.
Đề cập các vấn đề liên quan APEC và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong mối quan hệ với Indonesia, Tổng thống Yudhoyono cho rằng phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng của Indonesia cũng sẽ giúp tăng cường kết nối giữa các thành viên ASAN, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong phần còn lại của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và và trên thế giới nói chung.
Điều này có thể trở thành hiện thực khi tất cả các thành viên APEC hợp tác chặt chẽ hơn, trong đó trước mắt cùng khắc phục vấn đề xuất khẩu suy giảm ảnh hưởng đến các nền kinh tế thành viên APEC, và đảm bảo thương mại cân bằng tốt hơn giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
Tổng thống Yudhoyono nói: “Là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21, sẽ diễn ra vào tháng 10/2013 tại Bali, Indonesia cam kết sẽ làm hết mình cho sự thành công của Hội nghị và sự phát triển của APEC," và vì vậy “Indonesia cũng đang chờ đợi sự hợp tác của các doanh nghiệp trong APEC trong việc phát triển cơ sở hạ tầng theo quy hoạch tổng thể MP3EI."
Sau Indonesia, Trung Quốc, Philippines và Peru sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC lần lượt vào các năm 2014, 2015 và 2016./.
(TTXVN)