Thủ tướng Nga Vladimir Putin ngày 13/11 đã dẫn đầu một đoàn gồm các nhân viên tình báo đến viếng điệp viên Xô Viết huyền thoại Gevork Vartanyan, người mới qua đời ở tuổi 87 tại Mátxcơva hôm 10/1, AFP đưa tin.
Chiến công lớn nhất của điệp viên Vartanyan là đảm bảo an ninh cho hội nghị 1943 tại Tehran của nhóm “bộ ba” đồng minh, gồm nhà lãnh đạo Xô Viết Joseph Stalin, thủ tướng Anh Winston Churchill và tổng thống Mỹ F.D. Roosevelt, góp phần vào chiến công đập tan chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Putin cũng từng là một cựu nhân viên của cơ quan tình báo Liên Xô KGB, tức là một hậu duệ của điệp viên huyền thoại Vartanyan.
Ông Putin đã cùng đoàn cán bộ nhân viên tình báo tới viếng “nhân viên tình báo xuất sắc nhất của Xô viết” tại nhà tưởng niệm Troyekurovskoye ở Mátxcơva với bó hoa hồng đỏ trên tay. Trong bản tin được truyền hình nhà nước Nga phát đi, ông Putin đã hôn 3 lần lên má để chia buồn với bà quả phụ Vartanyana, người cũng đồng thời là một tình báo viên từng sát cánh với chồng.
“Ông ấy là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất,” lời chia buồn của Thủ tướng Putin gửi tới gia quyến của ông Vartanyan có đoạn viết. “Ông ấy đã sống trong một thời kỳ vĩ đại, tươi sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”
Trước đó, Tổng thống Nga Dimitry Medvedev cũng đã gửi điện chia buồn và ca ngợi ông Vartanyan là “một điệp viên huyền thoại, một người yêu nước chân chính và một nhân cách phi thường.”
Lễ truy điệu được tiến hành theo nghi thức quân đội, với chiếc áo quan phủ lá quốc kỳ Nga, gắn những huân chương mà ông Vartanyan được nhận trong sự nghiệp, trong đó có Huân chương Anh hùng của nhà nước Liên Xô.
Ông Mikhail Fradkov, người đứng đầu Cục tình báo đối ngoại Nga (SVR), cơ quan kế tục của KGB, cùng với những người tiền nhiệm là Yevgeny Primakov and Sergei Lebedev cũng đã đến tiễn biệt người đồng chí đáng kính của mình.
Vartanyan sinh ra ở thành phố Nga Rostov trên sông Đông, là con trai của một chủ nhà máy người Iran gốc Armenia, và đã nhận những huân, huy chương cao quý nhất của nhà nước Xô viết cũng như Armenia vì những đóng góp của ông.
Cha ông cũng làm điệp viên cho Liên Xô và đó là lý do khiến ông đưa gia đình trở lại Iran vào những năm 1930. Ở tuổi 16, Gevork đã vào nghề tình báo và săn lùng những điệp viên phe phát xít ở Iran.
Điệp viên Vartanyan có bí danh Amir, năm 1942 đã trà trộn được vào một khóa đào tạo tình báo của Anh cho những điệp viên nói tiếng Nga ở Tehran mà London định cử sang Liên Xô sau đó. Theo SVR, Vartanyan đã giúp Liên Xô phát hiện ra mạng lưới tình báo Anh ở nước này dù lúc đó London là đồng minh với Mátxcơva trên chiến trường./.
Chiến công lớn nhất của điệp viên Vartanyan là đảm bảo an ninh cho hội nghị 1943 tại Tehran của nhóm “bộ ba” đồng minh, gồm nhà lãnh đạo Xô Viết Joseph Stalin, thủ tướng Anh Winston Churchill và tổng thống Mỹ F.D. Roosevelt, góp phần vào chiến công đập tan chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Putin cũng từng là một cựu nhân viên của cơ quan tình báo Liên Xô KGB, tức là một hậu duệ của điệp viên huyền thoại Vartanyan.
Ông Putin đã cùng đoàn cán bộ nhân viên tình báo tới viếng “nhân viên tình báo xuất sắc nhất của Xô viết” tại nhà tưởng niệm Troyekurovskoye ở Mátxcơva với bó hoa hồng đỏ trên tay. Trong bản tin được truyền hình nhà nước Nga phát đi, ông Putin đã hôn 3 lần lên má để chia buồn với bà quả phụ Vartanyana, người cũng đồng thời là một tình báo viên từng sát cánh với chồng.
“Ông ấy là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất,” lời chia buồn của Thủ tướng Putin gửi tới gia quyến của ông Vartanyan có đoạn viết. “Ông ấy đã sống trong một thời kỳ vĩ đại, tươi sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”
Trước đó, Tổng thống Nga Dimitry Medvedev cũng đã gửi điện chia buồn và ca ngợi ông Vartanyan là “một điệp viên huyền thoại, một người yêu nước chân chính và một nhân cách phi thường.”
Lễ truy điệu được tiến hành theo nghi thức quân đội, với chiếc áo quan phủ lá quốc kỳ Nga, gắn những huân chương mà ông Vartanyan được nhận trong sự nghiệp, trong đó có Huân chương Anh hùng của nhà nước Liên Xô.
Ông Mikhail Fradkov, người đứng đầu Cục tình báo đối ngoại Nga (SVR), cơ quan kế tục của KGB, cùng với những người tiền nhiệm là Yevgeny Primakov and Sergei Lebedev cũng đã đến tiễn biệt người đồng chí đáng kính của mình.
Vartanyan sinh ra ở thành phố Nga Rostov trên sông Đông, là con trai của một chủ nhà máy người Iran gốc Armenia, và đã nhận những huân, huy chương cao quý nhất của nhà nước Xô viết cũng như Armenia vì những đóng góp của ông.
Cha ông cũng làm điệp viên cho Liên Xô và đó là lý do khiến ông đưa gia đình trở lại Iran vào những năm 1930. Ở tuổi 16, Gevork đã vào nghề tình báo và săn lùng những điệp viên phe phát xít ở Iran.
Điệp viên Vartanyan có bí danh Amir, năm 1942 đã trà trộn được vào một khóa đào tạo tình báo của Anh cho những điệp viên nói tiếng Nga ở Tehran mà London định cử sang Liên Xô sau đó. Theo SVR, Vartanyan đã giúp Liên Xô phát hiện ra mạng lưới tình báo Anh ở nước này dù lúc đó London là đồng minh với Mátxcơva trên chiến trường./.
(Vietnam+)