Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7/12 đã đề nghị Quốc hội thông qua ngân quỹ khẩn cấp 60,4 tỷ USD trợ giúp các bang miền Đông Bắc nước Mỹ khắc phục hậu quả siêu bão Sandy hoành hành tại khu vực này hồi cuối tháng 10 đầu tháng 11 vừa qua.
Trong khoản ngân quỹ trên, 15 tỷ USD được sử dụng cho công tác cứu trợ cũng như xây dựng lại các công trình bị phá hủy, 13 tỷ USD dùng để hỗ trợ các dự án bảo vệ các khu vực duyên hải đối phó với các trận bão trong tương lai và hơn 6 tỷ USD dành cho các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng.
Phát biểu trước báo giới, Thống đốc bang New Jersey Cris Cristie và Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết gói cứu trợ này có thể giúp các bang miền Đông tái thiết và khắc phục các thiệt hại sau bão. Tuy nhiên, các quan chức này cũng bày tỏ hy vọng kinh phí sẽ nhiều hơn bởi 60 tỷ USD không đủ để trang trải cho công việc này. Trước đó, các bang bị thiệt hại nặng nề nhất là New York, New Jersey và Connecticut ước tính cần tới hơn 80 tỷ USD để sửa chữa khẩn cấp và nâng cấp cơ sở hạ tầng bị hư hại sau bão.
Với sức gió 80 km/giờ, ngày 29/10, bão Sandy đã trở thành siêu bão lớn nhất đổ bộ vào bờ biển miền Đông nước Mỹ trong nhiều năm qua. Đây cũng được xem là cơn bão gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tại các bang mà cơn bão quét qua, nước lũ làm ngập hệ thống tàu điện ngầm và gây ách tắc giao thông.
Hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, mất điện tại 15 bang và hơn 2/3 số trạm xăng dầu phải đóng cửa. Hồi năm 2005, Mỹ đã phải chi khoản tiền kỷ lục 62,3 tỷ USD khắc phục cơn bão Katrina. Hai cơn bão khác đổ bộ vào nước Mỹ trong năm nay là Rita và Wilma cũng đã buộc Quốc hội Mỹ quyết định chi 48 tỷ USD cứu trợ, sửa chữa cũng như xây mới hạ tầng.
[Siêu bão Sandy gây tiêu cực thị trường việc làm Mỹ]
Giới phân tích nhận định quyết định cung cấp gói viện trợ cho các bang bị thiệt hại do bão Sandy có thể khiến quá trình đàm phán về "vách đá tài chính" tại Quốc hội thêm căng thẳng. Trong bối cảnh còn khoảng 3 tuần lễ là chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu bắt đầu có hiệu lực và sẽ tác động mạnh đến đà phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh của Mỹ, Quốc hội và Nhà Trắng vẫn chưa đạt được một thỏa thuận chung nhằm giúp nước Mỹ tránh "vách đá tài chính."
Mâu thuẫn chủ yếu giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ với phe Cộng hòa là cắt giảm chi tiêu ngân sách phải đồng thời với việc tăng hoặc giảm thuế thu nhập cho người dân. Nhà Trắng và phe Dân chủ kiên quyết đòi phải tăng thuế đối với thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ trong khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội vẫn dứt khoát tuyên bố sẽ bác bỏ mọi đề xuất bao gồm việc tăng thuế đối với tầng lớp thượng lưu./.
Trong khoản ngân quỹ trên, 15 tỷ USD được sử dụng cho công tác cứu trợ cũng như xây dựng lại các công trình bị phá hủy, 13 tỷ USD dùng để hỗ trợ các dự án bảo vệ các khu vực duyên hải đối phó với các trận bão trong tương lai và hơn 6 tỷ USD dành cho các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng.
Phát biểu trước báo giới, Thống đốc bang New Jersey Cris Cristie và Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết gói cứu trợ này có thể giúp các bang miền Đông tái thiết và khắc phục các thiệt hại sau bão. Tuy nhiên, các quan chức này cũng bày tỏ hy vọng kinh phí sẽ nhiều hơn bởi 60 tỷ USD không đủ để trang trải cho công việc này. Trước đó, các bang bị thiệt hại nặng nề nhất là New York, New Jersey và Connecticut ước tính cần tới hơn 80 tỷ USD để sửa chữa khẩn cấp và nâng cấp cơ sở hạ tầng bị hư hại sau bão.
Với sức gió 80 km/giờ, ngày 29/10, bão Sandy đã trở thành siêu bão lớn nhất đổ bộ vào bờ biển miền Đông nước Mỹ trong nhiều năm qua. Đây cũng được xem là cơn bão gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tại các bang mà cơn bão quét qua, nước lũ làm ngập hệ thống tàu điện ngầm và gây ách tắc giao thông.
Hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, mất điện tại 15 bang và hơn 2/3 số trạm xăng dầu phải đóng cửa. Hồi năm 2005, Mỹ đã phải chi khoản tiền kỷ lục 62,3 tỷ USD khắc phục cơn bão Katrina. Hai cơn bão khác đổ bộ vào nước Mỹ trong năm nay là Rita và Wilma cũng đã buộc Quốc hội Mỹ quyết định chi 48 tỷ USD cứu trợ, sửa chữa cũng như xây mới hạ tầng.
[Siêu bão Sandy gây tiêu cực thị trường việc làm Mỹ]
Giới phân tích nhận định quyết định cung cấp gói viện trợ cho các bang bị thiệt hại do bão Sandy có thể khiến quá trình đàm phán về "vách đá tài chính" tại Quốc hội thêm căng thẳng. Trong bối cảnh còn khoảng 3 tuần lễ là chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu bắt đầu có hiệu lực và sẽ tác động mạnh đến đà phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh của Mỹ, Quốc hội và Nhà Trắng vẫn chưa đạt được một thỏa thuận chung nhằm giúp nước Mỹ tránh "vách đá tài chính."
Mâu thuẫn chủ yếu giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ với phe Cộng hòa là cắt giảm chi tiêu ngân sách phải đồng thời với việc tăng hoặc giảm thuế thu nhập cho người dân. Nhà Trắng và phe Dân chủ kiên quyết đòi phải tăng thuế đối với thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ trong khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội vẫn dứt khoát tuyên bố sẽ bác bỏ mọi đề xuất bao gồm việc tăng thuế đối với tầng lớp thượng lưu./.
(TTXVN)