Ngày 2/3, một ngày sau khi quy trách nhiệm cho phe Cộng hòa tại Quốc hội, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký sắc lệnh cắt giảm 85 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013.
Đây là một chương trình cắt giảm tự động chiểu theo thỏa thuận năm 2011, trong đó quy định nếu Nhà Trắng và Quốc hội không nhất trí được với nhau về các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách thì ngân sách liên bang hàng năm sẽ tự động bị cắt giảm.
Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định việc để ngân sách bị tự động cắt giảm là không thể chấp nhận được vì nó không chỉ gây tổn hại tới cuộc sống của người lao động mà còn có nguy cơ làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Obama cho rằng nguyên nhân dẫn tới việc ngân sách liên bang tài khóa 2013 bị cắt giảm 85 tỷ USD là do phe Cộng hòa tại Quốc hội coi trong việc bảo vệ chính sách ưu đãi thuế khóa cho thiểu số những người giàu có và những người nhiều quyền lực hơn việc bảo vệ lợi ích của các binh lính, tầng lớp trung lưu và các gia đình có thu nhập thấp.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, phải mất nhiều tuần lễ nữa mới cảm nhận rõ quy mô tác động của khoản cắt giảm hơn 85 tỷ USD.
Một số ảnh hưởng ban đầu đã xuất hiện như việc một số cơ quan của chính phủ liên bang đã bắt đầu ngưng tuyển dụng nhân viên và cắt giảm chi tiêu cho nhiều chương trình và dự án để khỏi phải yêu cầu nhân viên nghỉ việc không lương.
Một số người làm việc cho chính phủ nói rằng họ đã chuẩn bị cho khả năng lương bổng bị cắt giảm.
Theo các chuyên gia kinh tế, khi các khoản cắt giảm được thực hiện đầy đủ, những gia đình nghèo và những người thất nghiệp sẽ không còn nhận được các khoản phúc lợi xã hội.
Các cửa hàng có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực vì số nhân viên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bị dãn việc.
Việc vận chuyển hàng hóa có thể bị chậm lại và mức cầu hàng nhập khẩu sẽ giảm, ảnh hưởng tới các đối tác thương mại của Mỹ.
Thăm dò dư luận ngày 28/2 của tổ chức Gallup cho biết đa số người Mỹ quy trách nhiệm cho phe Cộng hòa, chứ không phải Nhà Trắng và phe Dân chủ trong vấn đề bế tắc kéo dài nhiều năm qua này. Có 56% lo ngại việc cắt giảm tự động sẽ làm tổn hại tới nền kinh tế.
Với mức đồng loạt cắt giảm 9%, trong 85,4 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013 bị cắt giảm, ngân sách của Lầu Năm Góc bị cắt giảm nhiều nhất, tới 42,7 tỷ USD, tiếp đến là quỹ chăm sóc y tế 9,9 tỷ; Bộ Giáo dục 2,8 tỷ; Viện Y tế Quốc gia 1,6 tỷ; Cơ quan hàng không dân dụng (FAA) 600 triệu; Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh 323 triệu; Quỹ cứu trợ thảm họa 375 triệu USD./.
Đây là một chương trình cắt giảm tự động chiểu theo thỏa thuận năm 2011, trong đó quy định nếu Nhà Trắng và Quốc hội không nhất trí được với nhau về các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách thì ngân sách liên bang hàng năm sẽ tự động bị cắt giảm.
Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định việc để ngân sách bị tự động cắt giảm là không thể chấp nhận được vì nó không chỉ gây tổn hại tới cuộc sống của người lao động mà còn có nguy cơ làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Obama cho rằng nguyên nhân dẫn tới việc ngân sách liên bang tài khóa 2013 bị cắt giảm 85 tỷ USD là do phe Cộng hòa tại Quốc hội coi trong việc bảo vệ chính sách ưu đãi thuế khóa cho thiểu số những người giàu có và những người nhiều quyền lực hơn việc bảo vệ lợi ích của các binh lính, tầng lớp trung lưu và các gia đình có thu nhập thấp.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, phải mất nhiều tuần lễ nữa mới cảm nhận rõ quy mô tác động của khoản cắt giảm hơn 85 tỷ USD.
Một số ảnh hưởng ban đầu đã xuất hiện như việc một số cơ quan của chính phủ liên bang đã bắt đầu ngưng tuyển dụng nhân viên và cắt giảm chi tiêu cho nhiều chương trình và dự án để khỏi phải yêu cầu nhân viên nghỉ việc không lương.
Một số người làm việc cho chính phủ nói rằng họ đã chuẩn bị cho khả năng lương bổng bị cắt giảm.
Theo các chuyên gia kinh tế, khi các khoản cắt giảm được thực hiện đầy đủ, những gia đình nghèo và những người thất nghiệp sẽ không còn nhận được các khoản phúc lợi xã hội.
Các cửa hàng có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực vì số nhân viên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bị dãn việc.
Việc vận chuyển hàng hóa có thể bị chậm lại và mức cầu hàng nhập khẩu sẽ giảm, ảnh hưởng tới các đối tác thương mại của Mỹ.
Thăm dò dư luận ngày 28/2 của tổ chức Gallup cho biết đa số người Mỹ quy trách nhiệm cho phe Cộng hòa, chứ không phải Nhà Trắng và phe Dân chủ trong vấn đề bế tắc kéo dài nhiều năm qua này. Có 56% lo ngại việc cắt giảm tự động sẽ làm tổn hại tới nền kinh tế.
Với mức đồng loạt cắt giảm 9%, trong 85,4 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013 bị cắt giảm, ngân sách của Lầu Năm Góc bị cắt giảm nhiều nhất, tới 42,7 tỷ USD, tiếp đến là quỹ chăm sóc y tế 9,9 tỷ; Bộ Giáo dục 2,8 tỷ; Viện Y tế Quốc gia 1,6 tỷ; Cơ quan hàng không dân dụng (FAA) 600 triệu; Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh 323 triệu; Quỹ cứu trợ thảm họa 375 triệu USD./.
(TTXVN)