Khi ngày Tết ông Công, ông Táo cận kề cũng là thời điểm các mặt hàng phục vụ cúng, tế vào mùa. Năm nay, giá cả các mặt hàng áo, mũ, tiền vàng, cá chép… tăng mạnh.
iPhone cho… cõi âm
Tại phố Hàng Mã, nơi được coi là “trung tâm” vàng mã của Hà Nội, từ nhiều ngày nay, các mặt hàng cúng lễ đã được bày biện đỏ rực một góc phố. Người bán kẻ mua tấp nập.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thủ đô trong ngày “ông Táo về trời,” ngay từ tháng trước, các cửa hàng kinh doanh đã cho nhập một số lượng lớn vàng mã.
Nhiều chủ cửa hàng cho hay, so với mọi năm, giá các loại mặt hàng này có cao hơn khoảng 15-30%. Song, mức tăng này cũng không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng vì đa phần người mua đều không muốn “bớt một thêm hai” khi mua đồ cúng lễ.
Giá một bộ lễ ông Táo gồm 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 chú cá chép giấy dao động từ 45.000-90.000 đồng, tùy mẫu mã, kích thước hình thức của sản phẩm. Các mặt hàng đi kèm như tiền vàng cũng tăng trên 30% và dao động từ 10.000-12.000 đồng một đinh vàng...
Ngoài các mặt hàng truyền thống kể trên, khách hàng cũng có thể dễ dàng tìm mua các mặt hàng của thời "hiện đại" như tivi, máy vi tính, nhà lầu, xe hơi, biệt thự đắt tiền… với rất nhiều mẫu mã và chủng loại. Thậm chí, một loạt các loại sản phẩm công nghệ như "alô" iPhone, Nokia E71, E72, Samsung,…cũng được các chủ cửa hàng nhập về bày bán.
Theo bà Thụ, chủ một cửa hàng kinh doanh, các mặt hàng mang tính chất hiện đại thường được các chủ cửa hàng nhập về với số lượng ít vì không có quá nhiều khách hàng ưa thích.
“Đây là những sản phẩm rất khó làm, mất nhiều thời gian và công sức. Cho nên, những người có nhu cầu mua các mặt hàng đắt tiền trên thường là khách quen và phải đặt trước,” bà Thụ nói.
Bà Thụ cũng cho hay, thời điểm này, phần lớn khách hàng là công chức nhà nước, tranh thủ giờ nghỉ trưa đi sắm lễ. Thị trường vàng mã sẽ thực sự sôi động trong thời điểm cuối tuần.
Vàng mã… chạy sô
Dạo một vòng qua các tuyến phố Đội Cấn, Ngọc Hà, Quán Thánh, Nguyễn Thái Học,… người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những gánh hàng rong đầy ắp đồ cúng ông Táo.
Chị Vân, quê ở Nghĩa Hương (Quốc Oai) cho biết, nắm bắt được nhu cầu mua sắm đồ cúng, lễ của người dân Hà Nội, chị và cô con dâu đã tranh thủ làm xong việc đồng áng, rồi đi buôn hàng “âm phủ” từ tuần trước.
“Mấy ngày nay, hôm nào hai mẹ con cũng bán được trên 15 bộ hàng mã Táo quân,” Chị Vân nói.
Chị cũng cho hay, người dân quê chị phần lớn làm nghề nông nên những lúc nông nhàn hay những dịp lễ tết đều đi làm thêm kiếm đồng ra đồng vào. Riêng hai mẹ con chị thì cứ đến ngày Rằm hay mồng Một là gánh đồ hàng mã đi bán rong.
Chị Minh, một người bán hàng mã rong trên phố Đội Cấn thì cho hay, các khu vực mà các chị hay đến để bán mặt hàng này là những khu vực tập trung người dân làm nghề kinh doanh hoặc các khu nhà tập thể, cán bộ công chức. Những người này thường ít có thời gian hoặc do tâm lý thanh niên còn ‘e ngại’ nên thường muốn mua tận nhà cho kín đáo.
Công việc bán hàng rong theo chị Minh cũng như… chạy sô suốt từ sáng sớm đến 9, 10 giờ tối ở các khu chợ, tuyến phố. Giả dụ, “ở tuyến phố này bán chậm, phải lập tức chuyển sang nơi khác bởi đến gần ngày lễ, không bán hết hàng thì chỉ còn cách chuyển về quê để… đợi năm sau,” chị Minh kể./.
iPhone cho… cõi âm
Tại phố Hàng Mã, nơi được coi là “trung tâm” vàng mã của Hà Nội, từ nhiều ngày nay, các mặt hàng cúng lễ đã được bày biện đỏ rực một góc phố. Người bán kẻ mua tấp nập.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thủ đô trong ngày “ông Táo về trời,” ngay từ tháng trước, các cửa hàng kinh doanh đã cho nhập một số lượng lớn vàng mã.
Nhiều chủ cửa hàng cho hay, so với mọi năm, giá các loại mặt hàng này có cao hơn khoảng 15-30%. Song, mức tăng này cũng không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng vì đa phần người mua đều không muốn “bớt một thêm hai” khi mua đồ cúng lễ.
Giá một bộ lễ ông Táo gồm 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 chú cá chép giấy dao động từ 45.000-90.000 đồng, tùy mẫu mã, kích thước hình thức của sản phẩm. Các mặt hàng đi kèm như tiền vàng cũng tăng trên 30% và dao động từ 10.000-12.000 đồng một đinh vàng...
Ngoài các mặt hàng truyền thống kể trên, khách hàng cũng có thể dễ dàng tìm mua các mặt hàng của thời "hiện đại" như tivi, máy vi tính, nhà lầu, xe hơi, biệt thự đắt tiền… với rất nhiều mẫu mã và chủng loại. Thậm chí, một loạt các loại sản phẩm công nghệ như "alô" iPhone, Nokia E71, E72, Samsung,…cũng được các chủ cửa hàng nhập về bày bán.
Theo bà Thụ, chủ một cửa hàng kinh doanh, các mặt hàng mang tính chất hiện đại thường được các chủ cửa hàng nhập về với số lượng ít vì không có quá nhiều khách hàng ưa thích.
“Đây là những sản phẩm rất khó làm, mất nhiều thời gian và công sức. Cho nên, những người có nhu cầu mua các mặt hàng đắt tiền trên thường là khách quen và phải đặt trước,” bà Thụ nói.
Bà Thụ cũng cho hay, thời điểm này, phần lớn khách hàng là công chức nhà nước, tranh thủ giờ nghỉ trưa đi sắm lễ. Thị trường vàng mã sẽ thực sự sôi động trong thời điểm cuối tuần.
Vàng mã… chạy sô
Dạo một vòng qua các tuyến phố Đội Cấn, Ngọc Hà, Quán Thánh, Nguyễn Thái Học,… người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những gánh hàng rong đầy ắp đồ cúng ông Táo.
Chị Vân, quê ở Nghĩa Hương (Quốc Oai) cho biết, nắm bắt được nhu cầu mua sắm đồ cúng, lễ của người dân Hà Nội, chị và cô con dâu đã tranh thủ làm xong việc đồng áng, rồi đi buôn hàng “âm phủ” từ tuần trước.
“Mấy ngày nay, hôm nào hai mẹ con cũng bán được trên 15 bộ hàng mã Táo quân,” Chị Vân nói.
Chị cũng cho hay, người dân quê chị phần lớn làm nghề nông nên những lúc nông nhàn hay những dịp lễ tết đều đi làm thêm kiếm đồng ra đồng vào. Riêng hai mẹ con chị thì cứ đến ngày Rằm hay mồng Một là gánh đồ hàng mã đi bán rong.
Chị Minh, một người bán hàng mã rong trên phố Đội Cấn thì cho hay, các khu vực mà các chị hay đến để bán mặt hàng này là những khu vực tập trung người dân làm nghề kinh doanh hoặc các khu nhà tập thể, cán bộ công chức. Những người này thường ít có thời gian hoặc do tâm lý thanh niên còn ‘e ngại’ nên thường muốn mua tận nhà cho kín đáo.
Công việc bán hàng rong theo chị Minh cũng như… chạy sô suốt từ sáng sớm đến 9, 10 giờ tối ở các khu chợ, tuyến phố. Giả dụ, “ở tuyến phố này bán chậm, phải lập tức chuyển sang nơi khác bởi đến gần ngày lễ, không bán hết hàng thì chỉ còn cách chuyển về quê để… đợi năm sau,” chị Minh kể./.
Thanh Ngọc (Vietnam+)