Ngày 27/4, Hội thảo khoa học với chủ đề “Vượt qua khủng hoảng - Định hình sự phát triển trong bối cảnh mới” với sự tham dự của các đại biểu đến từ các nước thành viên ASEM (Diễn đàn hợp tác Á-Âu) đã kết thúc sau hai ngày làm việc tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Hội thảo đã đi đến nhận định chung, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc thúc đẩy hợp tác trong ASEM rất quan trọng, nhằm giúp các nền kinh tế thành viên nhanh chóng vượt qua khủng hoảng và hướng đến phát triển bền vững.
Tuy nhiên, không có lời giải chung cho cả ASEM, mà mỗi nước tùy theo điều kiện của mình để thiết lập sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước hết, để vượt qua khủng hoảng, mỗi nước thành viên cần tái cấu trúc hệ thống tài chính, ngân hàng, qua đó tái cấu trúc nền kinh tế. Bên cạnh đó, các nước cần tiếp tục thực hiện các gói kích cầu, nhằm duy trì ổn định và phát triển kinh tế; mở rộng đầu tư công theo khả năng tài chính của từng nước, nhưng chú trọng tính hiệu quả của đầu tư.
Trong chính sách tăng trưởng bền vững nền kinh tế sau khủng hoảng, các nước phải chú trọng việc duy trì môi trường, nâng cao đời sống của người dân, bảo đảm nguồn nhân lực có chất lượng cao, phân phối sản phẩm hợp lý, cố gắng đổi mới và cải tiến công nghệ... để góp phần đáng kể cho việc gia tăng kinh tế.
Ngoài ra, các nước ASEM cần thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác, chống chủ nghĩa bảo hộ, cần có sự chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
Kết luận tại hội thảo còn lưu ý đến mô hình kinh tế ở một số nước chỉ hướng đến việc xuất khẩu làm nền tảng phát triển kinh tế (điển hình là Singapore), để nhận định rằng các nước không nên xuất khẩu bằng mọi giá, mà chú trọng hài hòa giữa xuất khẩu và thị trường trong nước.
Kết quả hội thảo này sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao ASEM diễn ra tại Brussels vào tháng 10 năm nay./.
Hội thảo đã đi đến nhận định chung, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc thúc đẩy hợp tác trong ASEM rất quan trọng, nhằm giúp các nền kinh tế thành viên nhanh chóng vượt qua khủng hoảng và hướng đến phát triển bền vững.
Tuy nhiên, không có lời giải chung cho cả ASEM, mà mỗi nước tùy theo điều kiện của mình để thiết lập sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước hết, để vượt qua khủng hoảng, mỗi nước thành viên cần tái cấu trúc hệ thống tài chính, ngân hàng, qua đó tái cấu trúc nền kinh tế. Bên cạnh đó, các nước cần tiếp tục thực hiện các gói kích cầu, nhằm duy trì ổn định và phát triển kinh tế; mở rộng đầu tư công theo khả năng tài chính của từng nước, nhưng chú trọng tính hiệu quả của đầu tư.
Trong chính sách tăng trưởng bền vững nền kinh tế sau khủng hoảng, các nước phải chú trọng việc duy trì môi trường, nâng cao đời sống của người dân, bảo đảm nguồn nhân lực có chất lượng cao, phân phối sản phẩm hợp lý, cố gắng đổi mới và cải tiến công nghệ... để góp phần đáng kể cho việc gia tăng kinh tế.
Ngoài ra, các nước ASEM cần thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác, chống chủ nghĩa bảo hộ, cần có sự chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
Kết luận tại hội thảo còn lưu ý đến mô hình kinh tế ở một số nước chỉ hướng đến việc xuất khẩu làm nền tảng phát triển kinh tế (điển hình là Singapore), để nhận định rằng các nước không nên xuất khẩu bằng mọi giá, mà chú trọng hài hòa giữa xuất khẩu và thị trường trong nước.
Kết quả hội thảo này sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao ASEM diễn ra tại Brussels vào tháng 10 năm nay./.
Tiên Minh (Vietnam+)