Kết quả nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Y khoa của Mỹ gần đây cho thấy Omega-3, một loại thực phẩm chức năng rất được ưa chuộng hiện nay, không hề phát huy tác dụng trong làm giảm các triệu chứng tổn thương tinh thần và thể chất đối với các bệnh nhân Alzheimer.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã rất kỳ vọng vào tác dụng hỗ trợ điều trị của viên Omega-3 đối với các bệnh nhân Alzheimer bởi trong thành phần của loại thuốc này có chứa các axít béo, DHA, vốn là những hợp chất bị "thiếu" trong não của các bệnh nhân Alzheimer.
Tuy nhiên, kết quả kiểm chứng mới nhất cho thấy không có cơ sở nào khẳng định chất DHA được cung cấp cho não của các bệnh nhân Alzheimer.
Quá trình sử dụng Omega-3 của số bệnh nhân trên đã không mang lại tác dụng và thiếu hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc điều trị tâm lý cho khoảng 300 bệnh nhân Alzheimer gồm cả nam và nữ giới, trong độ tuổi trung bình 76 và mắc các triệu chứng Alzheimer nhẹ, cũng không có dấu hiệu khả quan.
Số bệnh nhân này đã được chỉ định uống Omega-3 trong vòng 18 tháng, tuy nhiên kết quả đối với cả hai nhóm đều thất bại giống nhau.
William Thies, giám đốc Hiệp hội điều trị Alzheimer của Mỹ cho biết cho tới thời điểm này nhiều nhà nghiên cứu vẫn tin tưởng vào tác dụng của Omega-3 đối với các bệnh nhân Alzheimer.
Tuy nhiên, tác dụng can thiệp "chậm trễ" của loại thực phẩm chức năng trên, nếu có, sẽ hoàn toàn vô tác dụng đối với căn bệnh này bởi người mắc bệnh này đã bị nhiều năm trước khi được điều trị.
Theo tiến sỹ Thies, để chữa trị căn bệnh nguy hiểm này phải cần tới những loại thuốc có tác dụng mạnh hơn và thậm chí phải sử dụng thường xuyên ngay từ giai đoạn đầu mắc bệnh./.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã rất kỳ vọng vào tác dụng hỗ trợ điều trị của viên Omega-3 đối với các bệnh nhân Alzheimer bởi trong thành phần của loại thuốc này có chứa các axít béo, DHA, vốn là những hợp chất bị "thiếu" trong não của các bệnh nhân Alzheimer.
Tuy nhiên, kết quả kiểm chứng mới nhất cho thấy không có cơ sở nào khẳng định chất DHA được cung cấp cho não của các bệnh nhân Alzheimer.
Quá trình sử dụng Omega-3 của số bệnh nhân trên đã không mang lại tác dụng và thiếu hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc điều trị tâm lý cho khoảng 300 bệnh nhân Alzheimer gồm cả nam và nữ giới, trong độ tuổi trung bình 76 và mắc các triệu chứng Alzheimer nhẹ, cũng không có dấu hiệu khả quan.
Số bệnh nhân này đã được chỉ định uống Omega-3 trong vòng 18 tháng, tuy nhiên kết quả đối với cả hai nhóm đều thất bại giống nhau.
William Thies, giám đốc Hiệp hội điều trị Alzheimer của Mỹ cho biết cho tới thời điểm này nhiều nhà nghiên cứu vẫn tin tưởng vào tác dụng của Omega-3 đối với các bệnh nhân Alzheimer.
Tuy nhiên, tác dụng can thiệp "chậm trễ" của loại thực phẩm chức năng trên, nếu có, sẽ hoàn toàn vô tác dụng đối với căn bệnh này bởi người mắc bệnh này đã bị nhiều năm trước khi được điều trị.
Theo tiến sỹ Thies, để chữa trị căn bệnh nguy hiểm này phải cần tới những loại thuốc có tác dụng mạnh hơn và thậm chí phải sử dụng thường xuyên ngay từ giai đoạn đầu mắc bệnh./.
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)