Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 9/9 đã đưa ra một bức tranh hỗn hợp về triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn của các nền kinh tế đang nổi tại châu Á.
Theo bức tranh này, đã có dấu hiệu bình ổn về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, triển vọng tích cực hơn đối với kinh tế Philippines và Singapore, trong khi đó triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ vẫn yếu.
OECD dự đoán triển vọng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong ngắn hạn vẫn yếu và nước này đang đối mặt với rối loạn tài chính do tác động của khả năng Mỹ rút chính sách nới lỏng có định lượng (QE).
Dự đoán này được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng GDP của Ấn Độ tiếp tục giảm sút, đồng rupee mất giá mạnh trong khi thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (CAD) vẫn ở mức cao.
OECD cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, nhân tố đã gây biến động đến đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi, đặc biệt là Ấn Độ. Chương trình QE của Mỹ đã làm gia tăng dòng vốn ngoại đổ vào các thị trường đang nổi do mang lại lợi nhuận cao hơn. Nhưng chính sự chuyển hướng trong chính sách tiền tệ của Mỹ được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng rút vốn ồ ạt, khiến đồng nội tệ và thị trường chứng khoán của các nền kinh tế đang nổi tuột dốc.
Báo cáo của OECD nhận định: “Các nền kinh tế đang châu Á đang nổi vốn bị thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai lớn và dễ gặp rủi ro về luồng vốn chảy ra ngoài như Ấn Độ và Indonesia có khả năng rơi vào tình trạng rối loạn tài chính. Bên cạnh đó, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới sẽ vẫn biến động mạnh do căng thẳng tại Trung Đông và điều này có thể phủ bóng đen lên triển vọng kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn.”
Kinh tế Ấn Độ chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 4,4% trong quý 1 của tài khóa 2013-2014 (từ tháng 4-6/2013). Chỉ số CLI do OECD đưa ra cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của Ấn Độ tiếp tục thấp. CLI của Ấn Độ trong tháng Bảy vừa qua ở mức 97,1 so với 97,3 của tháng trước đó./.
Theo bức tranh này, đã có dấu hiệu bình ổn về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, triển vọng tích cực hơn đối với kinh tế Philippines và Singapore, trong khi đó triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ vẫn yếu.
OECD dự đoán triển vọng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong ngắn hạn vẫn yếu và nước này đang đối mặt với rối loạn tài chính do tác động của khả năng Mỹ rút chính sách nới lỏng có định lượng (QE).
Dự đoán này được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng GDP của Ấn Độ tiếp tục giảm sút, đồng rupee mất giá mạnh trong khi thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (CAD) vẫn ở mức cao.
OECD cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, nhân tố đã gây biến động đến đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi, đặc biệt là Ấn Độ. Chương trình QE của Mỹ đã làm gia tăng dòng vốn ngoại đổ vào các thị trường đang nổi do mang lại lợi nhuận cao hơn. Nhưng chính sự chuyển hướng trong chính sách tiền tệ của Mỹ được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng rút vốn ồ ạt, khiến đồng nội tệ và thị trường chứng khoán của các nền kinh tế đang nổi tuột dốc.
Báo cáo của OECD nhận định: “Các nền kinh tế đang châu Á đang nổi vốn bị thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai lớn và dễ gặp rủi ro về luồng vốn chảy ra ngoài như Ấn Độ và Indonesia có khả năng rơi vào tình trạng rối loạn tài chính. Bên cạnh đó, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới sẽ vẫn biến động mạnh do căng thẳng tại Trung Đông và điều này có thể phủ bóng đen lên triển vọng kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn.”
Kinh tế Ấn Độ chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 4,4% trong quý 1 của tài khóa 2013-2014 (từ tháng 4-6/2013). Chỉ số CLI do OECD đưa ra cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của Ấn Độ tiếp tục thấp. CLI của Ấn Độ trong tháng Bảy vừa qua ở mức 97,1 so với 97,3 của tháng trước đó./.
Minh Lý (TTXVN)