Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) đã kêu gọi Chính phủ Indonesia từng bước cải cách chính sách nông nghiệp của nước này vì đây là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn song vẫn còn kém phát triển.
Trong báo cáo nghiên cứu về chính sách nông nghiệp của Indonesia vừa công bố, OECD cho rằng cải cách chính sách sẽ giúp đất nước vạn đảo này thu hút đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển hoạt động sản xuất-kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện đang chiếm 15% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 38% việc làm trong nước.
Giám đốc Thương mại và Nông nghiệp của OECD, Ken Ash nhấn mạnh Indonesia cần từng bước từ bỏ chính sách trợ giá nông nghiệp để chuyển sang những đầu tư mang tính chiến lược hơn nhằm đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.
OECD khuyến cáo nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với dân số gần 240 triệu người, đồng thời là nhà sản xuất nông nghiệp lớn thứ 10 thế giới, cần mở cửa hơn nữa với thương mại quốc tế, bởi mỗi chính sách nông nghiệp của nước này đều liên quan lớn đến phần còn lại của thế giới.
Indonesia hiện vẫn áp đặt các hạn chế nhập khẩu và thuế đối với một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng như gạo, lúa mì, đường và đậu tương. Nước này cũng áp thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng chính như dầu cọ, hạt cacao để thúc đẩy các ngành giá trị gia tăng trong nước. Những bước đi như vậy sẽ hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp rất quan trọng của nền kinh tế.
Trong khi đó, Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey & Company đánh giá rằng khu vực nông-ngư nghiệp Inđônêxia hứa hẹn các cơ hội kinh doanh trị giá ít nhất là 450 tỷ USD, và doanh thu từ hai khu vực này có thể tăng 6%/năm trong vòng 18 tháng tới, trong đó dẫn đầu là các tỉnh Java và Đông Nusa Tenggara./.
Trong báo cáo nghiên cứu về chính sách nông nghiệp của Indonesia vừa công bố, OECD cho rằng cải cách chính sách sẽ giúp đất nước vạn đảo này thu hút đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển hoạt động sản xuất-kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện đang chiếm 15% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 38% việc làm trong nước.
Giám đốc Thương mại và Nông nghiệp của OECD, Ken Ash nhấn mạnh Indonesia cần từng bước từ bỏ chính sách trợ giá nông nghiệp để chuyển sang những đầu tư mang tính chiến lược hơn nhằm đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.
OECD khuyến cáo nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với dân số gần 240 triệu người, đồng thời là nhà sản xuất nông nghiệp lớn thứ 10 thế giới, cần mở cửa hơn nữa với thương mại quốc tế, bởi mỗi chính sách nông nghiệp của nước này đều liên quan lớn đến phần còn lại của thế giới.
Indonesia hiện vẫn áp đặt các hạn chế nhập khẩu và thuế đối với một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng như gạo, lúa mì, đường và đậu tương. Nước này cũng áp thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng chính như dầu cọ, hạt cacao để thúc đẩy các ngành giá trị gia tăng trong nước. Những bước đi như vậy sẽ hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp rất quan trọng của nền kinh tế.
Trong khi đó, Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey & Company đánh giá rằng khu vực nông-ngư nghiệp Inđônêxia hứa hẹn các cơ hội kinh doanh trị giá ít nhất là 450 tỷ USD, và doanh thu từ hai khu vực này có thể tăng 6%/năm trong vòng 18 tháng tới, trong đó dẫn đầu là các tỉnh Java và Đông Nusa Tenggara./.
(TTXVN)