Trong hội nghị bất thường diễn ra ngày 24/8 tại thủ đô Wasinhton, Mỹ, bộ trưởngngoại giao của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) đã thông qua nghị quyết bày tỏđoàn kết và ủng hộ Ecuador trong cuộc tranh cãi với Anh sau khi Ecuador trao quychế tỵ nạn chính trị cho ông Julian Assange - nhà sáng lập WikiLeaks.
Hội nghị đã thông qua nghị quyết "bác bỏ bất cứ nỗ lực nào có thể gây nguy hiểmtới quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan đại diện ngoại giao" đồng thời khẳngđịnh tình đoàn kết và ủng hộ đối với Ecuador.
Ngoài ra, nghị quyết cũng kêu gọi hai bên tiếp tục đối thoại để giải quyết vấnđề trên.
Trao đổi với báo giới, Ngoại trưởng Chile Alfredo Moreno cho biết các nước OASđã đạt được sự đồng thuận và nhất trí cao đối với nghị quyết, chỉ có duy nhấtCanada phản đối.
Trước đó, trong các phiên họp bất thường diễn ra vào tuần trước, Liên minhBolivia cho các nước châu Mỹ (ALBA) và Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR) cũngđã phản đối Anh và ủng hộ Ecuador.
Liên quan tới vấn đề này, Ecuador ngày 24/8 đã yêu cầu Anh xin lỗi công khai doLondon từng đe dọa sẽ tấn công vào Đại sứ quán Ecuador để bắt giữ ông Assange.
Ngày 15/8, Anh đã quyết định dẫn độ ông Assange, 41 tuổi, quốc tịch Australia -người sáng lập tổ chức WikiLeaks từng tiết lộ những thông tin mật động trời liênquan các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq và Afghanistan, sang Thụy Điểnđể thẩm vấn về những cáo buộc xâm hại tình dục.
Ông Assange đã ở trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh từ tháng 6/2012 và đã nộp đơnxin tỵ nạn chính trị tại Ecuador với lý do bị truy bức tại nhiều nước sau khicho công bố hàng trăm nghìn bức điện mật ngoại giao của Mỹ.
Anh và Mỹ đã từ chối bảo đảm tính mạng cho đối tượng này, trong khi Thụy Điểnkhông chấp nhận dẫn độ nhân vật này sang một nước thứ ba và đây là những lý dokhiến Ecuador đi đến quyết định cho phép Assange tỵ nạn.
WikiLeaks là trang mạng đặt tại Thụy Điển, chuyên đăng tải nội dung các thôngtin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố. Trang mạng này đã nhiều lần tiếtlộ tài liệu mật của Mỹ gây chấn động dư luận thế giới.
Sau vụ tiết lộ 250.000 điện tín ngoại giao nội bộ của Mỹ ngày 28/11/2010,WikiLeaks liên tục bị tấn công và phải thay tên miền để tiếp tục hoạt động./.
Hội nghị đã thông qua nghị quyết "bác bỏ bất cứ nỗ lực nào có thể gây nguy hiểmtới quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan đại diện ngoại giao" đồng thời khẳngđịnh tình đoàn kết và ủng hộ đối với Ecuador.
Ngoài ra, nghị quyết cũng kêu gọi hai bên tiếp tục đối thoại để giải quyết vấnđề trên.
Trao đổi với báo giới, Ngoại trưởng Chile Alfredo Moreno cho biết các nước OASđã đạt được sự đồng thuận và nhất trí cao đối với nghị quyết, chỉ có duy nhấtCanada phản đối.
Trước đó, trong các phiên họp bất thường diễn ra vào tuần trước, Liên minhBolivia cho các nước châu Mỹ (ALBA) và Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR) cũngđã phản đối Anh và ủng hộ Ecuador.
Liên quan tới vấn đề này, Ecuador ngày 24/8 đã yêu cầu Anh xin lỗi công khai doLondon từng đe dọa sẽ tấn công vào Đại sứ quán Ecuador để bắt giữ ông Assange.
Ngày 15/8, Anh đã quyết định dẫn độ ông Assange, 41 tuổi, quốc tịch Australia -người sáng lập tổ chức WikiLeaks từng tiết lộ những thông tin mật động trời liênquan các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq và Afghanistan, sang Thụy Điểnđể thẩm vấn về những cáo buộc xâm hại tình dục.
Ông Assange đã ở trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh từ tháng 6/2012 và đã nộp đơnxin tỵ nạn chính trị tại Ecuador với lý do bị truy bức tại nhiều nước sau khicho công bố hàng trăm nghìn bức điện mật ngoại giao của Mỹ.
Anh và Mỹ đã từ chối bảo đảm tính mạng cho đối tượng này, trong khi Thụy Điểnkhông chấp nhận dẫn độ nhân vật này sang một nước thứ ba và đây là những lý dokhiến Ecuador đi đến quyết định cho phép Assange tỵ nạn.
WikiLeaks là trang mạng đặt tại Thụy Điển, chuyên đăng tải nội dung các thôngtin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố. Trang mạng này đã nhiều lần tiếtlộ tài liệu mật của Mỹ gây chấn động dư luận thế giới.
Sau vụ tiết lộ 250.000 điện tín ngoại giao nội bộ của Mỹ ngày 28/11/2010,WikiLeaks liên tục bị tấn công và phải thay tên miền để tiếp tục hoạt động./.
(TTXVN)