Tổng Thư ký Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) Miguel Insulza cho biết việc tái kết nạp Honduras sẽ được thảo luận tại hội nghị khu vực lần thứ 10.
Đây là phát biểu ngày 3/6 của ông Miguel Insulza với báo giới tại Lima, thủ đô Peru, trước giờ khai mạc hội nghị kỹ thuật chuẩn bị cho hội nghị thường niên của OAS - dự kiến diễn ra cuối tuần này.
Ông Insulza cho rằng việc cựu Tổng thống Manuel Zelaya trở về Honduras an toàn sẽ thúc đẩy việc tái kết nạp Honduras vào OAS - tổ chức lớn nhất khu vực châu Mỹ.
Hiện nay, việc tồn tại lệnh bắt giữ ông Zelaya là vật cản lớn nhất khiến ông không thể về nước và vì thế tiến trình hòa hợp dân tộc tại Honduras vẫn đang dẫm chân tại chỗ. Tổng Thư ký OAS khẳng định ngoại trưởng các nước sẽ thảo luận vấn đề Honduras tại hội nghị, mặc dù vấn đề này không nằm trong chương trình làm việc.
Cùng ngày, hãng thông tấn nhà nước Mexico NOTIMEX đưa tin, tại Punta Cana, Cộng hòa Dominican, ông Manuel Zelaya đã có cuộc tiếp xúc với Tổng Thư ký OAS trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Tái thiết Haiti - trong đó hai bên đã thảo luận về quá trình hoà hợp dân tộc tại Honduras.
Theo đề xuất của ông Zelaya, Honduras cần phải làm trong sạch hệ thống tư pháp và chính phủ hiện nay của Tổng thống Porfilio Lobo phải từ bỏ mọi chính sách thù địch.
Trong khi đó, phát biểu trước báo chí tại thành phố Panama, Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Panama Juan Carlos Varela, cho biết Panama muốn làm cầu nối cho quan hệ giữa Nicaragua và Honduras tại Hội nghị thượng đỉnh Hệ thống hội nhập Trung Mỹ (SICA), sẽ diễn ra từ ngày 29-30/6/2010.
Theo ông Varela, cho đến nay Tổng thống Honduras Porfilio Lobo đã chính thức xác nhận tham gia diễn đàn trên, và nước chủ nhà Panama đang chờ câu trả lời từ phía Nicaragua. Nếu Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega nhận lời, điều này đồng nghĩa với việc hai ông Lobo và Ortega sẽ bắt tay nhau, và như vậy quan hệ hai nước sẽ được bình thường hóa ít nhất là ở cấp SICA và khu vực Trung Mỹ.
Honduras đã rơi vào khủng hoảng chính trị sau khi Tổng thống hợp hiến Zelaya bất ngờ bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi cuối tháng 6/2009. Một tháng sau đó, OAS đã gạt tên nước này khỏi danh sách thành viên để phản đối cuộc đảo chính.
Ông Lobo trúng cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11/2009 và kể từ khi lên nắm quyền ông đã nỗ lực để khôi phục ổn định tại đất nước, vận động để quốc tế công nhận, và đặc biệt là đưa Honduras tái gia nhập OAS.
Theo lời Ngoại trưởng Honduras Mario Canahuati, 51 trên tổng số 65 nước trước đây có quan hệ với Tegucigalpa nay đã bình thường hóa và công nhận chính phủ của Tổng thống Lobo.
Cũng như các nước lớn ở Nam Mỹ, cho đến nay Nicaragua chưa công nhận chính phủ của ông Lobo. Tuy nhiên, Managua vẫn giữ mối quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại với Tegucigalpa./.
Đây là phát biểu ngày 3/6 của ông Miguel Insulza với báo giới tại Lima, thủ đô Peru, trước giờ khai mạc hội nghị kỹ thuật chuẩn bị cho hội nghị thường niên của OAS - dự kiến diễn ra cuối tuần này.
Ông Insulza cho rằng việc cựu Tổng thống Manuel Zelaya trở về Honduras an toàn sẽ thúc đẩy việc tái kết nạp Honduras vào OAS - tổ chức lớn nhất khu vực châu Mỹ.
Hiện nay, việc tồn tại lệnh bắt giữ ông Zelaya là vật cản lớn nhất khiến ông không thể về nước và vì thế tiến trình hòa hợp dân tộc tại Honduras vẫn đang dẫm chân tại chỗ. Tổng Thư ký OAS khẳng định ngoại trưởng các nước sẽ thảo luận vấn đề Honduras tại hội nghị, mặc dù vấn đề này không nằm trong chương trình làm việc.
Cùng ngày, hãng thông tấn nhà nước Mexico NOTIMEX đưa tin, tại Punta Cana, Cộng hòa Dominican, ông Manuel Zelaya đã có cuộc tiếp xúc với Tổng Thư ký OAS trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Tái thiết Haiti - trong đó hai bên đã thảo luận về quá trình hoà hợp dân tộc tại Honduras.
Theo đề xuất của ông Zelaya, Honduras cần phải làm trong sạch hệ thống tư pháp và chính phủ hiện nay của Tổng thống Porfilio Lobo phải từ bỏ mọi chính sách thù địch.
Trong khi đó, phát biểu trước báo chí tại thành phố Panama, Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Panama Juan Carlos Varela, cho biết Panama muốn làm cầu nối cho quan hệ giữa Nicaragua và Honduras tại Hội nghị thượng đỉnh Hệ thống hội nhập Trung Mỹ (SICA), sẽ diễn ra từ ngày 29-30/6/2010.
Theo ông Varela, cho đến nay Tổng thống Honduras Porfilio Lobo đã chính thức xác nhận tham gia diễn đàn trên, và nước chủ nhà Panama đang chờ câu trả lời từ phía Nicaragua. Nếu Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega nhận lời, điều này đồng nghĩa với việc hai ông Lobo và Ortega sẽ bắt tay nhau, và như vậy quan hệ hai nước sẽ được bình thường hóa ít nhất là ở cấp SICA và khu vực Trung Mỹ.
Honduras đã rơi vào khủng hoảng chính trị sau khi Tổng thống hợp hiến Zelaya bất ngờ bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi cuối tháng 6/2009. Một tháng sau đó, OAS đã gạt tên nước này khỏi danh sách thành viên để phản đối cuộc đảo chính.
Ông Lobo trúng cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11/2009 và kể từ khi lên nắm quyền ông đã nỗ lực để khôi phục ổn định tại đất nước, vận động để quốc tế công nhận, và đặc biệt là đưa Honduras tái gia nhập OAS.
Theo lời Ngoại trưởng Honduras Mario Canahuati, 51 trên tổng số 65 nước trước đây có quan hệ với Tegucigalpa nay đã bình thường hóa và công nhận chính phủ của Tổng thống Lobo.
Cũng như các nước lớn ở Nam Mỹ, cho đến nay Nicaragua chưa công nhận chính phủ của ông Lobo. Tuy nhiên, Managua vẫn giữ mối quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại với Tegucigalpa./.
(TTXVN/Vietnam+)