Hồ Than Thở - điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và cũng là di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia hiện đang đầy rác thải, nguồn nước ô nhiễm nặng.
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trên là do công tác quản lý yếu kém của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thùy Dương - đơn vị quản lý khai thác khu du lịch cũng như ý thức kém của người dân sản xuất nông nghiệp quanh hồ.
Thắng cảnh hồ Than Thở được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho Công ty Thùy Dương thuê kinh doanh từ năm 1997. Trong suốt 13 năm qua, danh thắng này không ngừng bị ô nhiễm.
Hiện suốt chiều dài hơn 200m bờ hồ phía cuối nguồn đầy rác, chủ yếu là rác thải nông nghiệp. Ở cửa xả của hồ Than Thở, Công ty Thùy Dương phải làm rào chắn tạm thời để ngăn rác xả xuống khu vực ngoài hồ.
Ông Dương Văn Hồ, Phó giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Thùy Dương cho biết: “Tình trạng ô nhiễm ở hồ Than Thở là không thể khắc phục được.” Lý do chủ yếu mà ông Hồ đưa ra là nguồn rác thải mặt hồ phải 'gánh' từ 40 hộ sản xuất nông nghiệp quanh hồ xả xuống. Công ty đã thuê người vớt rác nhưng vẫn không xuể.
Ông Hồ cũng cho biết, Công ty đã cho năm nhân viên bảo vệ theo dõi, ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi nhưng không hiệu quả. Đáng chú ý, Công ty Thùy Dương đã làm việc với Ủy ban nhân dân phường 12, thành phố Đà Lạt - cơ quan quản lý các hộ dân sản xuất nói trên để chính quyền phổ biến nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn môi trường vệ sinh cho thắng cảnh nhưng tình hình thực tế vẫn không được cải thiện./.
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trên là do công tác quản lý yếu kém của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thùy Dương - đơn vị quản lý khai thác khu du lịch cũng như ý thức kém của người dân sản xuất nông nghiệp quanh hồ.
Thắng cảnh hồ Than Thở được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho Công ty Thùy Dương thuê kinh doanh từ năm 1997. Trong suốt 13 năm qua, danh thắng này không ngừng bị ô nhiễm.
Hiện suốt chiều dài hơn 200m bờ hồ phía cuối nguồn đầy rác, chủ yếu là rác thải nông nghiệp. Ở cửa xả của hồ Than Thở, Công ty Thùy Dương phải làm rào chắn tạm thời để ngăn rác xả xuống khu vực ngoài hồ.
Ông Dương Văn Hồ, Phó giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Thùy Dương cho biết: “Tình trạng ô nhiễm ở hồ Than Thở là không thể khắc phục được.” Lý do chủ yếu mà ông Hồ đưa ra là nguồn rác thải mặt hồ phải 'gánh' từ 40 hộ sản xuất nông nghiệp quanh hồ xả xuống. Công ty đã thuê người vớt rác nhưng vẫn không xuể.
Ông Hồ cũng cho biết, Công ty đã cho năm nhân viên bảo vệ theo dõi, ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi nhưng không hiệu quả. Đáng chú ý, Công ty Thùy Dương đã làm việc với Ủy ban nhân dân phường 12, thành phố Đà Lạt - cơ quan quản lý các hộ dân sản xuất nói trên để chính quyền phổ biến nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn môi trường vệ sinh cho thắng cảnh nhưng tình hình thực tế vẫn không được cải thiện./.
Sơn Tùng (TTXVN/Vietnam+)