Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe nhi đồng và phát triển nhân loại quốc gia Mỹ phát hiện ô nhiễm chì sẽ làm chậm tuổi dậy thì ở nữ giới.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Quan sát sức khỏe môi trường số ra mới nhất, các nhà khoa học cho biết họ đã tiến hành phân tích mẫu máu của 700 bé gái độ tuổi từ 6 đến 11.
Kết quả phát hiện, nếu bé gái bị nhiễm chì khi còn nhỏ, thời gian bước vào tuổi dậy thì của chúng sẽ muộn hơn so với những trẻ em không bị nhiễm chì.
Các nhà khoa học giải thích mức độ chì trong máu quá cao sẽ cản trở việc nữ giới sản sinh hormone có liên quan đến tuổi dậy thì, qua đó ảnh hưởng đến sự phát dục bình thường và lần đầu rụng trứng của nữ giới.
Theo các nhà khoa học nguyên nhân chủ yếu khiến mức độ chì trong máu ở trẻ em vượt quá mức cho phép là do chúng thường xuyên tiếp xúc với sơn có hàm lượng chì quá cao và bụi, đất bị nhiễm chì./.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Quan sát sức khỏe môi trường số ra mới nhất, các nhà khoa học cho biết họ đã tiến hành phân tích mẫu máu của 700 bé gái độ tuổi từ 6 đến 11.
Kết quả phát hiện, nếu bé gái bị nhiễm chì khi còn nhỏ, thời gian bước vào tuổi dậy thì của chúng sẽ muộn hơn so với những trẻ em không bị nhiễm chì.
Các nhà khoa học giải thích mức độ chì trong máu quá cao sẽ cản trở việc nữ giới sản sinh hormone có liên quan đến tuổi dậy thì, qua đó ảnh hưởng đến sự phát dục bình thường và lần đầu rụng trứng của nữ giới.
Theo các nhà khoa học nguyên nhân chủ yếu khiến mức độ chì trong máu ở trẻ em vượt quá mức cho phép là do chúng thường xuyên tiếp xúc với sơn có hàm lượng chì quá cao và bụi, đất bị nhiễm chì./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)