Do sức ép trả nợ ngân hàng và để có tiền trang trải cuộc sống, nhiều hộ đồng bào dân tộc ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên-Huế, đang ồ ạt khai thác mủ caosu non, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và tuổi thọ cây trồng.
Cây caosu đưa vào trồng trên đất Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) từ năm 1990, hiện đã trở thành cây trồng chính xóa đói giảm nghèo và làm giàu của chính đồng bào các dân tộc của tỉnh.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Nam Đông đã trồng được 3.538ha caosu; trong đó diện tích đưa vào khai thác năm 2011 là 1.500ha, sản lượng thu hoạch trong chín tháng đầu năm nay đạt 3.250 tấn mủ nước, đạt doanh thu khoảng 73 tỷ đồng.
Toàn huyện Nam Đông hiện đã có 8/11 xã trồng caosu. Riêng xã Thượng Quảng trồng được 450ha. Xã Hương Phú có 320 hộ trồng 450ha; trong đó có 30 hộ trồng được từ 3-5 ha caosu, khai thác mủ tươi bán cho thu nhập 20 triệu đồng/hộ/năm.
Điển hình là hộ ông Lê Da có 5ha diện tích caosu, cho thu nhập 300.000 đồng/ngày từ bán mủ caosu; Hộ ông Trương Quý thu nhập đạt 220.000 đồng/ngày.
Xã Hương Phú hiện có 170ha caosu đang vào thời kỳ thu hoạch, mỗi năm thu 150 tấn mủ tươi, tổng thu nhập khoảng 400 triệu đồng; có 17 hộ tự xóa nghèo nhờ cây caosu.
Tuy nhiên, do sức ép trả nợ ngân hàng và để có tiền trang trải cho cuộc sống gia đình, gần đây, bà con đồng bào dân tộc ở huyện Nam Đông ồ ạt khai thác mủ caosu non.
Tại các xã Hương Lộc và Hương Hòa, diện tích khai thác caosu non lên tới hơn 30ha. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, năng suất và tuổi thọ khai thác của cây caosu trên địa bàn và là nguyên nhân khiến các loại bệnh loét sọc miệng cạo, khô miệng cạo… trên cây caosu gia tăng.
Trước tình trạng này, huyện Nam Đông đã khuyến cáo bà con khai thác cây đúng quy trình và độ tuổi từ khoảng bảy năm trở lên, chớ nên ham lợi trước mắt mà khai thác caosu non.
Huyện chỉ đạo Trạm khuyến nông, phối hợp với bà con trồng caosu tiểu điền tiếp tục chăm sóc tốt diện tích đã trồng, tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác mủ caosu đúng kỹ thuật cho bà con.
Các địa phương phối hợp với ngân hàng giãn nguồn vốn cho vay để bà con có thời gian chăm sóc cây và trả nợ.
Huyện cử cán bộ khuyến nông về tận thôn bản, hướng dẫn bà con cách phòng trừ một số bệnh như loét sọc miệng cạo, nứt vỏ xì mủ… , đồng thời thường xuyên vệ sinh vườn cây, làm cỏ thu gom thân, lá, cành bị bệnh đem thiêu hủy; tập trung chăm sóc, bón phân, phun thuốc hóa học trên những diện tích bị nhiễm nặng.
Bên cạnh đó, Nam Đông tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con đồng bào các dân tộc không nên để tình trạng cạo mủ caosu non tiếp tục diễn ra./.
Cây caosu đưa vào trồng trên đất Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) từ năm 1990, hiện đã trở thành cây trồng chính xóa đói giảm nghèo và làm giàu của chính đồng bào các dân tộc của tỉnh.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Nam Đông đã trồng được 3.538ha caosu; trong đó diện tích đưa vào khai thác năm 2011 là 1.500ha, sản lượng thu hoạch trong chín tháng đầu năm nay đạt 3.250 tấn mủ nước, đạt doanh thu khoảng 73 tỷ đồng.
Toàn huyện Nam Đông hiện đã có 8/11 xã trồng caosu. Riêng xã Thượng Quảng trồng được 450ha. Xã Hương Phú có 320 hộ trồng 450ha; trong đó có 30 hộ trồng được từ 3-5 ha caosu, khai thác mủ tươi bán cho thu nhập 20 triệu đồng/hộ/năm.
Điển hình là hộ ông Lê Da có 5ha diện tích caosu, cho thu nhập 300.000 đồng/ngày từ bán mủ caosu; Hộ ông Trương Quý thu nhập đạt 220.000 đồng/ngày.
Xã Hương Phú hiện có 170ha caosu đang vào thời kỳ thu hoạch, mỗi năm thu 150 tấn mủ tươi, tổng thu nhập khoảng 400 triệu đồng; có 17 hộ tự xóa nghèo nhờ cây caosu.
Tuy nhiên, do sức ép trả nợ ngân hàng và để có tiền trang trải cho cuộc sống gia đình, gần đây, bà con đồng bào dân tộc ở huyện Nam Đông ồ ạt khai thác mủ caosu non.
Tại các xã Hương Lộc và Hương Hòa, diện tích khai thác caosu non lên tới hơn 30ha. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, năng suất và tuổi thọ khai thác của cây caosu trên địa bàn và là nguyên nhân khiến các loại bệnh loét sọc miệng cạo, khô miệng cạo… trên cây caosu gia tăng.
Trước tình trạng này, huyện Nam Đông đã khuyến cáo bà con khai thác cây đúng quy trình và độ tuổi từ khoảng bảy năm trở lên, chớ nên ham lợi trước mắt mà khai thác caosu non.
Huyện chỉ đạo Trạm khuyến nông, phối hợp với bà con trồng caosu tiểu điền tiếp tục chăm sóc tốt diện tích đã trồng, tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác mủ caosu đúng kỹ thuật cho bà con.
Các địa phương phối hợp với ngân hàng giãn nguồn vốn cho vay để bà con có thời gian chăm sóc cây và trả nợ.
Huyện cử cán bộ khuyến nông về tận thôn bản, hướng dẫn bà con cách phòng trừ một số bệnh như loét sọc miệng cạo, nứt vỏ xì mủ… , đồng thời thường xuyên vệ sinh vườn cây, làm cỏ thu gom thân, lá, cành bị bệnh đem thiêu hủy; tập trung chăm sóc, bón phân, phun thuốc hóa học trên những diện tích bị nhiễm nặng.
Bên cạnh đó, Nam Đông tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con đồng bào các dân tộc không nên để tình trạng cạo mủ caosu non tiếp tục diễn ra./.
Quốc Việt (Vietnam+)