Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã nuôi thành công giống cá vược từ nguồn cá giống tự nhiên theo hai hình thức chủ yếu là nuôi ao và nuôi lồng.
Một số địa phương ven phá Tam Giang thả nuôi với mật độ trung bình 1-3 con/m2, sau từ 2-3 năm nuôi thả, cá tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3-5kg.
Trong môi trường tự nhiên, cá vược đẻ quanh năm, hoạt động đẻ trứng mạnh ở các tháng 4, 5, 6 và mùa sinh sản kéo dài đến mùa mưa.
Nắm bắt đặc điểm đó, người dân trong vùng đã tự chủ động được nguồn giống vớt được trong tự nhiên và mua thêm giống từ Nha Trang.
Tại huyện Hương Trà hiện, hơn 550 lồng nuôi cá vược đã được phát triển.
Tại huyện Quảng Điền, mới đầu người dân chủ yếu là nuôi ao, nay chuyển sang nuôi lồng để giữ cá không bị trôi khi mùa mưa lũ sắp đến.
Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc đã triển khai mô hình nuôi lồng cá vược thu được lợi nhuận khá cao. Năm 2011, việc nuôi cá vược được mở rộng lên gần 200ha. Cá vược khi lớn, thường được xem là loài cá dữ, phàm ăn... nên cũng dễ nuôi.
Trước đây, trên đầm phá Tam Giang, cá vược phát triển tự nhiên có con dài tới 2m, nặng hơn 100kg. Vì giống cá lớn như vậy nên người đi làm nghề trên đầm phá xem đây là giống cá dữ, không ai dám đánh bắt, ăn thịt. Hiện nay, cá vược trở thành món đặc sản vùng biển với giá hàng trăm ngàn đồng mỗi kg.
Thừa Thiên-Huế có hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng diện tích 22.000ha, là điều kiện tốt để phát triển thủy sản.
Việc hoàn thiện quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất giống cá vược có thể đáp ứng đủ số lượng để mở rộng nuôi cá vược thương phẩm là vấn đề đang đặt ra cho ngành thủy sản.
Mặt khác, nhu cầu cá vược thương phẩm cho xuất khẩu khá cao là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi giống cá này./.
Một số địa phương ven phá Tam Giang thả nuôi với mật độ trung bình 1-3 con/m2, sau từ 2-3 năm nuôi thả, cá tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3-5kg.
Trong môi trường tự nhiên, cá vược đẻ quanh năm, hoạt động đẻ trứng mạnh ở các tháng 4, 5, 6 và mùa sinh sản kéo dài đến mùa mưa.
Nắm bắt đặc điểm đó, người dân trong vùng đã tự chủ động được nguồn giống vớt được trong tự nhiên và mua thêm giống từ Nha Trang.
Tại huyện Hương Trà hiện, hơn 550 lồng nuôi cá vược đã được phát triển.
Tại huyện Quảng Điền, mới đầu người dân chủ yếu là nuôi ao, nay chuyển sang nuôi lồng để giữ cá không bị trôi khi mùa mưa lũ sắp đến.
Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc đã triển khai mô hình nuôi lồng cá vược thu được lợi nhuận khá cao. Năm 2011, việc nuôi cá vược được mở rộng lên gần 200ha. Cá vược khi lớn, thường được xem là loài cá dữ, phàm ăn... nên cũng dễ nuôi.
Trước đây, trên đầm phá Tam Giang, cá vược phát triển tự nhiên có con dài tới 2m, nặng hơn 100kg. Vì giống cá lớn như vậy nên người đi làm nghề trên đầm phá xem đây là giống cá dữ, không ai dám đánh bắt, ăn thịt. Hiện nay, cá vược trở thành món đặc sản vùng biển với giá hàng trăm ngàn đồng mỗi kg.
Thừa Thiên-Huế có hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng diện tích 22.000ha, là điều kiện tốt để phát triển thủy sản.
Việc hoàn thiện quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất giống cá vược có thể đáp ứng đủ số lượng để mở rộng nuôi cá vược thương phẩm là vấn đề đang đặt ra cho ngành thủy sản.
Mặt khác, nhu cầu cá vược thương phẩm cho xuất khẩu khá cao là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi giống cá này./.
Quốc Việt (Vietnam+)