Một công ty nước giải khát của Ba Lan đã bị tòa án Liên minh châu Âu phạt vì tội lừa đảo khi đặt tên cho một loại nước tăng lực của mình là “Viaguara,” gây nhầm lẫn cho khách hàng với loại “thần dược” Viagra.
Tòa án tối cao EU đã xử thắng cho hang dược phẩm Pfizer của Mỹ trong vụ kiện hi hữu này, sau khi loại nước tăng lực nói trên đã ra đời được 7 năm dưới tên “Viaguara.”
“Dấu hiệu ‘Viaguara’ khong được phép sử dụng như một nhãn hiệu thương mại cho đồ uống trong liên minh,” tòa án ra phán quyết có hiệu lực trong 27 nước thuộc EU cộng với 4 nước gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland và Liechtenstein.
Tòa lập luận rằng loại đồ uống này đã sử dụng lợi thế không công bằng từ danh tiếng, tên tuổi của những nhãn hiệu nổi tiếng.
Tòa lập luận rằng "ngay cả khi các loại đồ uống không có cồn không thực sự có lợi ích tương tự như một loại thuốc để điều trị rối loạn cương dương, song người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng mua chúng nghĩ rằng uống loại nước này sẽ đạt được hiệu quả tương tự, chẳng hạn như sự gia tăng ham muốn tình dục."
Sau khi tòa ra phán quyết, công ty nước giải khát của Ba Lan sẽ có hai tháng để kháng cáo./.
Tòa án tối cao EU đã xử thắng cho hang dược phẩm Pfizer của Mỹ trong vụ kiện hi hữu này, sau khi loại nước tăng lực nói trên đã ra đời được 7 năm dưới tên “Viaguara.”
“Dấu hiệu ‘Viaguara’ khong được phép sử dụng như một nhãn hiệu thương mại cho đồ uống trong liên minh,” tòa án ra phán quyết có hiệu lực trong 27 nước thuộc EU cộng với 4 nước gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland và Liechtenstein.
Tòa lập luận rằng loại đồ uống này đã sử dụng lợi thế không công bằng từ danh tiếng, tên tuổi của những nhãn hiệu nổi tiếng.
Tòa lập luận rằng "ngay cả khi các loại đồ uống không có cồn không thực sự có lợi ích tương tự như một loại thuốc để điều trị rối loạn cương dương, song người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng mua chúng nghĩ rằng uống loại nước này sẽ đạt được hiệu quả tương tự, chẳng hạn như sự gia tăng ham muốn tình dục."
Sau khi tòa ra phán quyết, công ty nước giải khát của Ba Lan sẽ có hai tháng để kháng cáo./.
(Vietnam+)