Theo Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai, từ đầu năm 2013 đến nay, Trung tâm đã tiến hành quan trắc nước dưới đất tại 16 công trình thuộc hai huyện Định Quán, Nhơn Trạch và thị xã Long Khánh. Kết quả, tại nhiều nơi nước có hàm lượng amoni, coliform vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Cụ thể, nguồn nước ngầm tại xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch) hàm lượng amoni có giá trị 2,8mg, vượt 28 lần so với quy chuẩn. Ở các xã Phú Thạnh, Hiệp Phước, Vĩnh Thanh (Nhơn Trạch) hàm lượng coliform có giá trị 9MPN/100ml đến 23MPN/100ml, vượt từ 3 đến 7,7 lần quy chuẩn cho phép.
Tại huyện Định Quán, thị xã Long Khánh đa số nguồn nước ngầm ở những vị trí quan trắc đều có chất lượng tốt. Tuy nhiên, những xã như La Ngà, Phú Lợi, Phú Ngọc, Phú Túc (Định Quán) và Bảo Vinh (Long Khánh) hàm lượng amoni, coliform, Fe vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn Việt Nam.
Ở những vùng nước có hàm lượng chất độc hại nêu trên, đa số người dân vẫn dùng nước giếng đào để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Từ thực tế này, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai khuyến cáo người dân các địa phương nên có các biện pháp xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.
Đại diện Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cho biết lượng amoni trong nước ngầm tại các địa điểm vượt quy chuẩn là do người dân sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất thực vật. Amoni thực ra không quá độc đối với cơ thể người (tiêu chuẩn là 3 mg/l). Nhưng trong quá trình khai thác và lưu trữ nước, chất này chuyển hóa thành nitrit và nitrat.
Nitrit là chất độc rất có hại cho cơ thể, khi người uống phải, nó sẽ chuyển hóa thành một chất có tiềm năng gây ung thư.
Riêng coliform, đây là một loại vi khuẩn, người dân khi sử dụng nước có chứa vi khuẩn này có thể bị chứng mệt mỏi, đau khớp xương, bắp thịt nhức nhối, lên cơn sốt, đau đầu. Hiện tiêu chuẩn nước uống và nước sạch ở Việt Nam đều quy định hàm lượng coliform bằng 0.
Cũng theo Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai, mực nước ngầm tại 10 vị trí quan trắc ở huyện Định Quán và thị xã Long Khánh đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng trên là do mùa khô năm 2013 kéo dài, lượng mưa ít./.
Cụ thể, nguồn nước ngầm tại xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch) hàm lượng amoni có giá trị 2,8mg, vượt 28 lần so với quy chuẩn. Ở các xã Phú Thạnh, Hiệp Phước, Vĩnh Thanh (Nhơn Trạch) hàm lượng coliform có giá trị 9MPN/100ml đến 23MPN/100ml, vượt từ 3 đến 7,7 lần quy chuẩn cho phép.
Tại huyện Định Quán, thị xã Long Khánh đa số nguồn nước ngầm ở những vị trí quan trắc đều có chất lượng tốt. Tuy nhiên, những xã như La Ngà, Phú Lợi, Phú Ngọc, Phú Túc (Định Quán) và Bảo Vinh (Long Khánh) hàm lượng amoni, coliform, Fe vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn Việt Nam.
Ở những vùng nước có hàm lượng chất độc hại nêu trên, đa số người dân vẫn dùng nước giếng đào để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Từ thực tế này, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai khuyến cáo người dân các địa phương nên có các biện pháp xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.
Đại diện Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cho biết lượng amoni trong nước ngầm tại các địa điểm vượt quy chuẩn là do người dân sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất thực vật. Amoni thực ra không quá độc đối với cơ thể người (tiêu chuẩn là 3 mg/l). Nhưng trong quá trình khai thác và lưu trữ nước, chất này chuyển hóa thành nitrit và nitrat.
Nitrit là chất độc rất có hại cho cơ thể, khi người uống phải, nó sẽ chuyển hóa thành một chất có tiềm năng gây ung thư.
Riêng coliform, đây là một loại vi khuẩn, người dân khi sử dụng nước có chứa vi khuẩn này có thể bị chứng mệt mỏi, đau khớp xương, bắp thịt nhức nhối, lên cơn sốt, đau đầu. Hiện tiêu chuẩn nước uống và nước sạch ở Việt Nam đều quy định hàm lượng coliform bằng 0.
Cũng theo Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai, mực nước ngầm tại 10 vị trí quan trắc ở huyện Định Quán và thị xã Long Khánh đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng trên là do mùa khô năm 2013 kéo dài, lượng mưa ít./.
Công Phong (TTXVN)