Khi chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là đến thời hạn thực hiện việc cắt giảm chi tiêu tự động 85 tỷ USD trong ngân sách liên bang, các nghị sỹ của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ vẫn chưa thống nhất được một giải pháp thay thế.
Quả là một lựa chọn khó khăn cho nước Mỹ khi vừa phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm, vừa phải cắt giảm chi tiêu để giảm bớt núi nợ công và hạ thâm hụt ngân sách.
Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng ngày 19/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa tại Quốc hội hãy nhượng bộ để một lần nữa tránh cho ngân sách liên bang bị tự động cắt giảm từ ngày 1/3 tới.
Ông Obama cảnh báo, nếu phe Cộng hòa không chấp thuận thỏa hiệp, không chỉ nhiều người bị mất việc mà cả nền kinh tế Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tổng thống Obama kêu gọi các nghị sỹ Cộng hòa chấp thuận đề xuất của phe Dân chủ tại Thượng viện là tăng thu bằng cách chấm dứt một số điều khoản miễn thuế cho những cá nhân và tập đoàn giàu có kết hợp với việc cắt giảm chi tiêu, song với một mức thấp hơn.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa phản đối chủ trương tăng nguồn thu từ thuế thu nhập, cho rằng cắt giảm chi tiêu của chính phủ và cắt bỏ một số chương trình phúc lợi mới là giải pháp lâu dài.
Tổng thống Obama đã không chỉ rõ giải pháp lâu dài để cải cách các chương trình phúc lợi của chính phủ vốn là "đóng góp" chính cho số nợ công khổng lồ đã vượt trần 16.400 tỷ USD.
Ông Obama cũng đã nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của Mỹ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, cảnh báo rằng việc cắt giảm mạnh ngân sách liên bang là "hạ sách" trong việc giảm nợ, khi sẽ ảnh hưởng tới những ưu tiên này.
Việc cắt giảm 85 tỷ USD sẽ đưa ngân sách liên bang trở lại cân bằng, song nhiều nhà kinh tế lo ngại sẽ ngăn trở đà phục hồi còn yếu của nền kinh tế.
Theo Ủy ban Ngân sách Quốc hội, các biện pháp khắc khổ sẽ bị đánh đổi bằng 750.000 việc làm bị mất và tăng trưởng kinh tế tiếp tục yếu trong thời gian còn lại của năm nay.
Theo dự báo của các quan chức Nhà Trắng, nếu việc cắt giảm ngân sách được thực hiện, hàng trăm nghìn, thậm chí một triệu nhân viên liên bang sẽ bị cắt giảm giờ làm hoặc cho nghỉ tạm thời.
Trong tuần này, Lầu Năm Góc có kế hoạch sẽ thông báo với Quốc hội về khả năng 800.000 nhân viên dân sự làm việc cho Bộ Quốc phòng Mỹ phải nghỉ không lương tới 22 ngày do ngân sách bị cắt giảm.
Tháng trước, Lầu Năm Góc cũng đã thông báo kế hoạch cho hơn 60.000 nhân viên dân sự tạm thời nghỉ việc nếu Quốc hội và Nhà Trắng không thỏa hiệp được với nhau về mức cắt giảm chi tiêu và thuế thu nhập.
Việc cắt giảm chi tiêu lẽ ra đã được bắt đầu từ ngày 1/1, song Nhà Trắng và Quốc hội hoãn lại hai tháng để có thêm thời gian cho việc đạt được một thỏa thuận lớn hơn.
Tuy nhiên, với những tiến triển chậm của các cuộc thương lượng trong những tuần gần đây, ông Obama đang kêu gọi về sự trì hoãn một lần nữa./.
Quả là một lựa chọn khó khăn cho nước Mỹ khi vừa phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm, vừa phải cắt giảm chi tiêu để giảm bớt núi nợ công và hạ thâm hụt ngân sách.
Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng ngày 19/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa tại Quốc hội hãy nhượng bộ để một lần nữa tránh cho ngân sách liên bang bị tự động cắt giảm từ ngày 1/3 tới.
Ông Obama cảnh báo, nếu phe Cộng hòa không chấp thuận thỏa hiệp, không chỉ nhiều người bị mất việc mà cả nền kinh tế Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tổng thống Obama kêu gọi các nghị sỹ Cộng hòa chấp thuận đề xuất của phe Dân chủ tại Thượng viện là tăng thu bằng cách chấm dứt một số điều khoản miễn thuế cho những cá nhân và tập đoàn giàu có kết hợp với việc cắt giảm chi tiêu, song với một mức thấp hơn.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa phản đối chủ trương tăng nguồn thu từ thuế thu nhập, cho rằng cắt giảm chi tiêu của chính phủ và cắt bỏ một số chương trình phúc lợi mới là giải pháp lâu dài.
Tổng thống Obama đã không chỉ rõ giải pháp lâu dài để cải cách các chương trình phúc lợi của chính phủ vốn là "đóng góp" chính cho số nợ công khổng lồ đã vượt trần 16.400 tỷ USD.
Ông Obama cũng đã nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của Mỹ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, cảnh báo rằng việc cắt giảm mạnh ngân sách liên bang là "hạ sách" trong việc giảm nợ, khi sẽ ảnh hưởng tới những ưu tiên này.
Việc cắt giảm 85 tỷ USD sẽ đưa ngân sách liên bang trở lại cân bằng, song nhiều nhà kinh tế lo ngại sẽ ngăn trở đà phục hồi còn yếu của nền kinh tế.
Theo Ủy ban Ngân sách Quốc hội, các biện pháp khắc khổ sẽ bị đánh đổi bằng 750.000 việc làm bị mất và tăng trưởng kinh tế tiếp tục yếu trong thời gian còn lại của năm nay.
Theo dự báo của các quan chức Nhà Trắng, nếu việc cắt giảm ngân sách được thực hiện, hàng trăm nghìn, thậm chí một triệu nhân viên liên bang sẽ bị cắt giảm giờ làm hoặc cho nghỉ tạm thời.
Trong tuần này, Lầu Năm Góc có kế hoạch sẽ thông báo với Quốc hội về khả năng 800.000 nhân viên dân sự làm việc cho Bộ Quốc phòng Mỹ phải nghỉ không lương tới 22 ngày do ngân sách bị cắt giảm.
Tháng trước, Lầu Năm Góc cũng đã thông báo kế hoạch cho hơn 60.000 nhân viên dân sự tạm thời nghỉ việc nếu Quốc hội và Nhà Trắng không thỏa hiệp được với nhau về mức cắt giảm chi tiêu và thuế thu nhập.
Việc cắt giảm chi tiêu lẽ ra đã được bắt đầu từ ngày 1/1, song Nhà Trắng và Quốc hội hoãn lại hai tháng để có thêm thời gian cho việc đạt được một thỏa thuận lớn hơn.
Tuy nhiên, với những tiến triển chậm của các cuộc thương lượng trong những tuần gần đây, ông Obama đang kêu gọi về sự trì hoãn một lần nữa./.
Hùng-Minh (TTXVN)