Nước Mỹ đã bước chân vào ngưỡng cửa của kỷ nguyên bạo lực?

Mỹ đang ở vào một thời điểm rất đáng lo ngại vì sự phân cực trong xã hội, và khi giới lãnh đạo thất bại trong việc kiểm soát các vấn đề, bạo lực sẽ bắt rễ trong xã hội và trở nên khó ngăn chặn.
Nước Mỹ đã bước chân vào ngưỡng cửa của kỷ nguyên bạo lực? ảnh 1Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ xả súng ở Thousand Oaks, bang California, Mỹ ngày 7/11/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng thehill.com, cuộc khủng hoảng trong nội bộ nước Mỹ dường như đang đạt đến đỉnh điểm.

Những phát biểu với giọng điệu khoa trương thù địch và các cuộc biểu tình bùng phát trở lại nhằm huy động những người ủng hộ và đương đầu với phe đối lập đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Những hành vi như vậy khiến mọi người ngày càng không quan tâm đến việc tiến hành các cuộc đối thoại mang tính tôn trọng và hòa bình, trong bối cảnh nước Mỹ quay trở lại thời kỳ bất ổn dân sự, hỗn loạn chính trị và bạo lực.

Hơn một thập kỷ trước, Daniel S. Morgan, một đại tá lục quân Mỹ sắp nghỉ hưu, người đã có 25 năm phục vụ trong các chính quyền Mỹ và hiện là thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, trở về từ một trong những cuộc chiến ở Trung Đông và Tây Nam Á. Khi đó, ông nói rằng đất nước đang trong tình trạng chia rẽ sâu sắc về chính trị và sắc tộc.

Nỗi tức giận sau sự kiện khủng bố ngày 11/9 và những tác động của nó trong các chủng tộc, giới tính, tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau đã dẫn đến các cuộc chiến của Mỹ ở nước ngoài, và cả làn sóng căm hận ở trong nước.

[Đảng Dân chủ sẽ tìm cách kiểm soát tình hình súng đạn tại Mỹ]

Nền chính trị đồng nhất đã trở lại thành xu thế chủ đạo và làm hồi sinh sự phân hóa về chính trị, xã hội, kinh tế và chủng tộc.

Lịch sử nước Mỹ cho thấy bạo lực và chủ nghĩa cực đoan xuất hiện khi giới lãnh đạo thất bại trong việc kiểm soát các vấn đề. Đấy là khi bạo lực bắt rễ trong xã hội và trở nên khó ngăn chặn. Mỹ đang ở vào một thời điểm rất đáng lo ngại vì sự phân cực trong xã hội Mỹ.

Nước Mỹ đã bước chân vào ngưỡng cửa của kỷ nguyên bạo lực? ảnh 2Lực lượng cứu hộ được điều động tới hiện trường vụ xả súng ở Thousand Oaks, California (Mỹ) tối 7/11/2018. (Ảnh: ABC/TTXVN)

Sự xói mòn lòng tin đối với chính phủ, các thể chế và các nhà lãnh đạo, cộng thêm sự phân cực, đang tạo ra một công thức cho bạo lực.

Bạo lực như vậy bắt nguồn từ sự sợ hãi và mong muốn kiểm soát kết quả, bởi vì người dân thấy chính phủ thất bại trong việc đưa ra các giải pháp đối với quan điểm của họ.

Tất cả ba nhánh của chính quyền và các phương tiện truyền thông đã góp phần vào tình trạng này.

Cơ quan hành pháp thách thức các tiêu chuẩn chính trị bằng những lời lẽ hùng biện và tập trung vào nền chính trị bản sắc và nền tảng chính trị của họ.

Quốc hội và các nhà lãnh đạo chính quyền trước đây chỉ đạo những người ủng hộ liên tục tấn công các đối thủ chính trị, hoặc yêu cầu các thành viên trong đảng của họ phải "hạ mình." 

Quá trình bổ nhiệm nhân sự vào Tòa án tối cao trở nên thiên vị một cách khác thường, không có lợi cho sự thịnh vượng của quốc gia.

Phương tiện truyền thông có thiên hướng khai thác một không gian thị trường cho nền chính trị đảng phái, dẫn đến định hình thông tin cho các cử tri chống lại nhau.

Ngày nay, công dân Mỹ đang tấn công lẫn nhau với các vụ xả súng hàng loạt tại các trường học, các hộp đêm và các giải bóng chày; gửi bưu kiện bom ống và các mối đe dọa sinh học khác; tấn công lẫn nhau trong khuôn viên trường học và trong các cuộc biểu tình; phục kích và giết hại những nhân viên y tế đến hiện trường đầu tiên; và tham gia vào nhiều cuộc tấn công tinh thần và thể chất tàn bạo khác, kể cả thông qua phương tiện truyền thông.

Đó là một vòng luẩn quẩn mà dường như không ai có thể kiểm soát được.

Nếu bạo lực là xu thế chung để đối phó với sự phân cực và thiếu tin tưởng vào các thể chế của Mỹ, thì khả năng của người lãnh đạo phải là cách để sửa chữa vấn đề này.

Người Mỹ tôn trọng các quyết định vẫn tồn tại trong nguyên tắc của Hiến pháp. Không bao giờ nên đưa ra quyết định từ một quan điểm thắng-thua, trừ khi quốc gia đang có chiến tranh dựa trên sự tồn tại của các giá trị của nó.

[Lại xảy ra xả súng tại trường học ở Mỹ, 1 người thiệt mạng]

Cách tiếp cận thắng-thua, ngoài chiến tranh ra, chỉ làm phân cực nền chính trị bản sắc hơn nữa, điều có thể sẽ dẫn đến bạo lực.

Lãnh đạo dường như tập trung vào vấn đề chứ không phải giải pháp. Quan điểm này có thể dùng để giải thích sự thỏa hiệp như một điểm yếu, dễ dàng khiến cho đảng khác thách thức nhiều hơn tại bàn đàm phán.

Nước Mỹ đã bước chân vào ngưỡng cửa của kỷ nguyên bạo lực? ảnh 310 gói bưu kiện có chứa thiết bị nổ đã được gửi tới nhà riêng, văn phòng của nhiều chính khách đảng Dân chủ, cùng trụ sở hãng truyền thông CNN trong hai ngày 24-25/10/2018. Trong ảnh: Lực lượng an ninh phong tỏa bên ngoài tòa nhà Time Warner ở New York (Mỹ), nơi gói bưu kiện chứa thiết bị nổ được gửi tới tòa soạn báo CNN đóng tại đây, ngày 24/10/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chiến thuật này vốn đã thiếu sót, bởi vì trọng tâm không phải là tìm kiếm giải pháp. Kết quả là, cách tiếp cận dẫn đến một phương pháp luận thắng-thua và phân cực hơn nữa.

Đã đến lúc các nhà lãnh đạo tìm ra giải pháp và sửa chữa các mối quan hệ bị hủy hoại bởi nền chính trị phân cực.

Cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11, bất kể kết quả ra sao, chỉ ra một sự giảm sút rõ rệt của nền chính trị bản sắc. Việc đàm phán nhằm tìm kiếm các giải pháp cho nhiều vấn đề sâu xa, bị bỏ quên từ lâu của xã hội Mỹ là một nhiệm vụ khó khăn.

Việc củng cố các liên minh, tính hiếu chiến theo mọi hướng và thay đổi các phiên bản "sự thật" lợi dụng tình hình này. Không may, giới lãnh đạo Mỹ đang để cho các giải pháp điều tiết và tích cực chịu lép vế trước lợi ích chính trị.

Mỹ phải bắt đầu hòa giải. Sự phân cực hiện nay bắt nguồn từ vài thập kỷ trước, chứ không phải là lỗi của một chính quyền. Nền dân chủ đang xáo trộn, nhưng phẩm giá và sự tôn trọng phải được giữ vững trong cả lời nói và hành động.

Và, niềm tin không có bản sắc, nó áp dụng cho tất cả người Mỹ. Việc không thể xây dựng lòng tin và duy trì phẩm giá cũng như sự tôn trọng có nguy cơ đưa xã hội Mỹ đến một kỷ nguyên bạo lực. Trách nhiệm đang đặt lên vai của thế hệ lãnh đạo và chính phủ hiện nay./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục