Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trong mùa khô năm nay, từ tháng Hai đến tháng Năm, nước mặn xâm nhập sâu 70km tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên sông Cửa Tiểu, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,9‰, nước mặn có độ mặn từ 0,1-0,4‰ đã xâm nhập tới xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Nước mặn gây hại cây trồng (trên 4‰) đã xâm nhập sâu 30km, đến ấp Bình Ninh, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Trên sông Cửa Đại, độ mặn trung bình tại cửa biển là 32‰, nước mặn có độ mặn từ 0,1-0,4‰ đã xâm nhập đến khu vực Phú Đức, Phú Túc của tỉnh Bến Tre, cách cửa biển 60-70km.
Nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập đến khu vực Long Định, cách cửa biển 40km.
Trên sông Hàm Luông, tại cửa biển, hiện độ mặn trung bình là 29,5‰, nước mặn có độ mặn 0,3‰ đã xâm nhập sâu 70km, đến khu vực Long Thới, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
Hiện nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập sâu 45km trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Trên sông Cổ Chiên, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 32,8‰; nước mặn có độ mặn 0,3‰, xâm nhập sâu 70km. Nước mặn có độ mặn gây hại cây trồng đã xâm nhập sâu 35km trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Trà Vinh.
Trên sông Cung Hầu, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 30,2‰. Nước mặn có độ mặn 0,3‰ đã xâm nhập đến khu vực Trung Mỹ Tây, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập sâu 30-35km, đến khu vực Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Trên sông Định An, độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,7‰. Nước mặn có độ mặn 0,1‰.
Ngoài ra, nước mặn gây hại cho cây trồng cũng đã xâm nhập đến khu vực An Thạnh (Sóc Trăng), sâu 35km.
Trên sông Trần Đề, độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,7‰. Nước mặn có độ mặn 0,1‰ đã xâm nhập tới xã Phú Hữu (Hậu Giang), sâu 70km. Nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập đến khu vực Long Đức (Trà Vinh), sâu 30km.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, năm 2011, độ mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung thấp hơn cùng kỳ năm 2010. Độ mặn cao nhất năm 2011 rơi vào khoảng tháng 3 đến giữa tháng 4.
Tại các sông chính vùng này, độ mặn 4‰ (gây hại cây trồng) xâm nhập sâu 30-40 km tính từ cửa sông. Cộng với hiện tượng La Nina còn kéo dài đến những tháng đầu năm 2011 nên sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân tại những khu vực chịu ảnh hưởng gặp khó khăn./.
Trên sông Cửa Tiểu, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,9‰, nước mặn có độ mặn từ 0,1-0,4‰ đã xâm nhập tới xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Nước mặn gây hại cây trồng (trên 4‰) đã xâm nhập sâu 30km, đến ấp Bình Ninh, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Trên sông Cửa Đại, độ mặn trung bình tại cửa biển là 32‰, nước mặn có độ mặn từ 0,1-0,4‰ đã xâm nhập đến khu vực Phú Đức, Phú Túc của tỉnh Bến Tre, cách cửa biển 60-70km.
Nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập đến khu vực Long Định, cách cửa biển 40km.
Trên sông Hàm Luông, tại cửa biển, hiện độ mặn trung bình là 29,5‰, nước mặn có độ mặn 0,3‰ đã xâm nhập sâu 70km, đến khu vực Long Thới, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
Hiện nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập sâu 45km trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Trên sông Cổ Chiên, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 32,8‰; nước mặn có độ mặn 0,3‰, xâm nhập sâu 70km. Nước mặn có độ mặn gây hại cây trồng đã xâm nhập sâu 35km trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Trà Vinh.
Trên sông Cung Hầu, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 30,2‰. Nước mặn có độ mặn 0,3‰ đã xâm nhập đến khu vực Trung Mỹ Tây, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập sâu 30-35km, đến khu vực Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Trên sông Định An, độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,7‰. Nước mặn có độ mặn 0,1‰.
Ngoài ra, nước mặn gây hại cho cây trồng cũng đã xâm nhập đến khu vực An Thạnh (Sóc Trăng), sâu 35km.
Trên sông Trần Đề, độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,7‰. Nước mặn có độ mặn 0,1‰ đã xâm nhập tới xã Phú Hữu (Hậu Giang), sâu 70km. Nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập đến khu vực Long Đức (Trà Vinh), sâu 30km.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, năm 2011, độ mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung thấp hơn cùng kỳ năm 2010. Độ mặn cao nhất năm 2011 rơi vào khoảng tháng 3 đến giữa tháng 4.
Tại các sông chính vùng này, độ mặn 4‰ (gây hại cây trồng) xâm nhập sâu 30-40 km tính từ cửa sông. Cộng với hiện tượng La Nina còn kéo dài đến những tháng đầu năm 2011 nên sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân tại những khu vực chịu ảnh hưởng gặp khó khăn./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)