Ngày 1/3, ông Trần Minh Quan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang cho biết hiện độ mặn trên các tuyến sông có xu hướng tăng nhanh, nước mặn đã bắt đầu lấn sâu vào nội đồng và trực tiếp uy hiếp nhiều khu vực ở thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang).
Nước mặn xâm nhập vào thành phố Mỹ Tho, gây ảnh hưởng không ít đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Theo đó, ngày 1/3, độ mặn đo được tại sông Tiền, đoạn Vàm Tân Mỹ Chánh (Mỹ Tho) là 2,7gram/lít; Công viên Thủ Khoa Huân (phường 1, Mỹ Tho) độ mặn 1,4 gram/lít, cống Xuân Hòa độ mặn 3 gram/lít.
Đặc biệt mặn đã lấn tới xã Bình Đức, huyện Châu Thành, độ mặn cao nhất tại cầu Bình Đức là 0,4 gram/lít, cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Hiện “túi mặn” nằm chủ yếu ở khu vực Công viên Thủ Khoa Huân (phường 1, Mỹ Tho), cống Xuân Hòa (Chợ Gạo) và xã Tân Mỹ Chánh (Mỹ Tho).
Để chủ động phòng chống mặn bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang đã cho đóng kín các cống ở khu vực ngọt hóa Gò Công từ ngày 24/2 để ngăn mặn, sớm hơn một tháng so với năm trước.
Tại thành phố Mỹ Tho, do mặn diễn biến phức tạp nên cống Bảo Định, cống Gò Cát thuộc dự án Bảo Định cũng đã đóng để ngăn mặn.
Vụ đông xuân 2012-2013, vùng dự án Ngọt hóa Gò Công xuống giống hơn 31.242ha lúa và hoa màu. Trong đó diện tích lúa là 29.643ha và gần 1.600ha màu.
Hiện có khoảng 5.000ha lúa xuống giống sau 15/12 có khả năng thiếu nước trầm trọng phải bơm chuyền trong thời gian tới, khi các tuyến kênh nội đồng bị cạn không đảm bảo phục vụ.
Đến thời điểm này, diện tích lúa đã thu hoạch và cắt nước hơn 9.000ha; 17.541ha còn sử dụng nước đến ngày 10/3 phải bơm từ 1-2 đợt và 3.042ha, còn sử dụng nước sau ngày 10/3 phải bơm tưới từ 1-3 đợt.
Trước tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn nước mặn trên sông Tiền để tranh thủ vận hành công trình lấy nước ngọt phục vụ sản xuất trong điều kiện cho phép.
Công ty phối hợp với các địa phương trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công, dự án Bảo Định tập trung khai thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, kiểm soát ngăn mặn, diện tích có khả năng bơm chuyền 2-3 cấp để lắp đặt các trạm bơm chống hạn, đảm bảo phục vụ sản xuất; khuyến cáo các hộ dân thường xuyên theo dõi diễn biến hạn mặn và vận hành công trình của dự án được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, để chủ động trong việc sản xuất./.
Nước mặn xâm nhập vào thành phố Mỹ Tho, gây ảnh hưởng không ít đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Theo đó, ngày 1/3, độ mặn đo được tại sông Tiền, đoạn Vàm Tân Mỹ Chánh (Mỹ Tho) là 2,7gram/lít; Công viên Thủ Khoa Huân (phường 1, Mỹ Tho) độ mặn 1,4 gram/lít, cống Xuân Hòa độ mặn 3 gram/lít.
Đặc biệt mặn đã lấn tới xã Bình Đức, huyện Châu Thành, độ mặn cao nhất tại cầu Bình Đức là 0,4 gram/lít, cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Hiện “túi mặn” nằm chủ yếu ở khu vực Công viên Thủ Khoa Huân (phường 1, Mỹ Tho), cống Xuân Hòa (Chợ Gạo) và xã Tân Mỹ Chánh (Mỹ Tho).
Để chủ động phòng chống mặn bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang đã cho đóng kín các cống ở khu vực ngọt hóa Gò Công từ ngày 24/2 để ngăn mặn, sớm hơn một tháng so với năm trước.
Tại thành phố Mỹ Tho, do mặn diễn biến phức tạp nên cống Bảo Định, cống Gò Cát thuộc dự án Bảo Định cũng đã đóng để ngăn mặn.
Vụ đông xuân 2012-2013, vùng dự án Ngọt hóa Gò Công xuống giống hơn 31.242ha lúa và hoa màu. Trong đó diện tích lúa là 29.643ha và gần 1.600ha màu.
Hiện có khoảng 5.000ha lúa xuống giống sau 15/12 có khả năng thiếu nước trầm trọng phải bơm chuyền trong thời gian tới, khi các tuyến kênh nội đồng bị cạn không đảm bảo phục vụ.
Đến thời điểm này, diện tích lúa đã thu hoạch và cắt nước hơn 9.000ha; 17.541ha còn sử dụng nước đến ngày 10/3 phải bơm từ 1-2 đợt và 3.042ha, còn sử dụng nước sau ngày 10/3 phải bơm tưới từ 1-3 đợt.
Trước tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn nước mặn trên sông Tiền để tranh thủ vận hành công trình lấy nước ngọt phục vụ sản xuất trong điều kiện cho phép.
Công ty phối hợp với các địa phương trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công, dự án Bảo Định tập trung khai thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, kiểm soát ngăn mặn, diện tích có khả năng bơm chuyền 2-3 cấp để lắp đặt các trạm bơm chống hạn, đảm bảo phục vụ sản xuất; khuyến cáo các hộ dân thường xuyên theo dõi diễn biến hạn mặn và vận hành công trình của dự án được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, để chủ động trong việc sản xuất./.
Công Trí (TTXVN)