Một nhóm nghiên cứu của Nhật Bản vừa cho biết, dùng nước ép cà chua khi uống rượu có thể giảm nồng độ cồn tăng cao trong cơ thể, giúp hạn chế say rượu và tỉnh rượu nhanh hơn.
Tập đoàn Asahi và công ty Kagome của Nhật Bản đồng thực hiện nghiên cứu trên. Họ đã cho những đối tượng thí nghiệm nhóm A sử dụng 100ml rượu Shochu - một loại rượu nổi tiếng của Nhật và uống 480ml nước ép cà chua trong nhiều lần. Trong khi nhóm B chỉ uống rượu Shochu và nước trắng.
Kết quả cho thấy, nồng độ cồn trong máu của những người nhóm A thấp hơn khoảng 30% so với những người nhóm B.
Thời gian chuyển hóa và bài tiết cồn ra ngoài cơ thể của nhóm đầu tiên là khoảng 4 tiếng 10 phút, trong khi đó thời gian của nhóm còn lại là 5 tiếng.
Nhóm nghiên cứu tin rằng các thành phần có trong nước ép cà chua có tác dụng kích hoạt enzym chuyển hóa rượu ra khỏi cơ thể.
Sau khi uống loại nước ép này, nồng độ của pyruvate trong máu tăng lên làm gia tăng hoạt động của Lactate dehydrogenase trong gan, giúp sản sinh một lượng lớn các phân tử Coenzyme có tên là Nicotinamide adenine dinucleotide.
Những phân tử này có tác dụng kích hoạt chức năng của Alcohol Dehydrogenase chuyển hóa rượu và Aldehyde dehydrogenase chuyển hóa acetaldehyde, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa rượu./.
Tập đoàn Asahi và công ty Kagome của Nhật Bản đồng thực hiện nghiên cứu trên. Họ đã cho những đối tượng thí nghiệm nhóm A sử dụng 100ml rượu Shochu - một loại rượu nổi tiếng của Nhật và uống 480ml nước ép cà chua trong nhiều lần. Trong khi nhóm B chỉ uống rượu Shochu và nước trắng.
Kết quả cho thấy, nồng độ cồn trong máu của những người nhóm A thấp hơn khoảng 30% so với những người nhóm B.
Thời gian chuyển hóa và bài tiết cồn ra ngoài cơ thể của nhóm đầu tiên là khoảng 4 tiếng 10 phút, trong khi đó thời gian của nhóm còn lại là 5 tiếng.
Nhóm nghiên cứu tin rằng các thành phần có trong nước ép cà chua có tác dụng kích hoạt enzym chuyển hóa rượu ra khỏi cơ thể.
Sau khi uống loại nước ép này, nồng độ của pyruvate trong máu tăng lên làm gia tăng hoạt động của Lactate dehydrogenase trong gan, giúp sản sinh một lượng lớn các phân tử Coenzyme có tên là Nicotinamide adenine dinucleotide.
Những phân tử này có tác dụng kích hoạt chức năng của Alcohol Dehydrogenase chuyển hóa rượu và Aldehyde dehydrogenase chuyển hóa acetaldehyde, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa rượu./.
Thùy Linh (Vietnam+)