Bão, lũ liên tiếp trong những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua đã khiến tuyến kè bờ biển dài hơn 200 mét tại khu vực bờ biển phường Cửa Đại, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) bị sóng biển đánh sập. Nhiều đoạn bờ kè bị đổ, sóng biển lấn sâu vào đất liền hàng chục mét, nhiều ngôi nhà đang xây dựng bị sóng biển đánh gây hư hại nặng.
Bờ kè biển tại khu du lịch Fusion ALYA và Vinpearl Resort Hội An khá bề thế vững chãi được xây dựng chưa lâu đã bị sóng biển quật ngã, hàng trăm mét tường kè bị sụt lún, gãy đổ. Nước biển xâm nhập vào làm lộ rõ chân móng tường hàng chục ngôi nhà. Tình trạng trên không những đe dọa nghiêm trọng đến hàng chục ngôi nhà đang trong giai đoạn xây dựng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình công cộng và đất sản xuất trong khu vực.
Là người gắn bó cả đời với phố cổ Hội An, ông Nguyễn Thanh Quang (xã Cẩm Hà) cho biết: Chưa đầy 10 năm trước đây, nước biển còn cách xa bờ kè hàng trăm mét. Trước thực trạng bờ biển sạt lở hàng năm, Nhà nước đã xây dựng một tuyến kè nhưng đã bị sóng biển sánh sập. Để bảo vệ tài sản cho nhân dân, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu tính toán kỹ sự tác động của sóng biển trong mùa mưa bão để xây dựng lại tuyến kè kiên cố hơn. Nếu không có sự tính toán kỹ thì việc đầu tư xây dựng kè biển trong khu vực này sẽ gây lãng phí lớn.
Bờ biển phường Cửa Đại (thành phố Hội An) có nhiều khu du lịch chạy dọc chiều dài hơn 3 km, trong đó có bốn khu du lịch đã đưa vào khai thác. Theo người dân địa phương, trước đây nước biển còn ở cách xa đất liền hàng trăm mét. Tuy nhiên theo quan sát của phóng viên, nước biển sau khi đánh sập bờ kè hiện đã ăn sát vào chân tường của hàng chục ngôi nhà. Nếu không có giải pháp kịp thời thì sóng biển sẽ còn gây thiệt hại nặng hơn, không những đe dọa các công trình trong các khu du lịch mà còn đe dọa đến nhà cửa và đất đai của người dân. Chị Nguyễn Thị Vân (phường Cửa Đại): Hàng năm, đến mùa mưa bão là sóng biển gây sạt lở nặng, người dân lo lắng vì sóng biển không những đe dọa đến sự bền vững của nhà ở mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất đai và hoa màu. Chị Vân nong Nhà nước đầu tư xây tuyến kè biển chắc chắn để nhân dân yên tâm.
Để hạn chế thiệt hại do sóng biển gây ra, bờ biển khu vực Cửa Đại đã được Nhà nước đầu tư hơn 50 tỷ đồng để xây dựng tuyến kè bờ biển dài hơn 700 mét nằm trên trục đường Âu Cơ. Tuyến kè này đưa vào sử dụng đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nước biển xâm thực ngày càng sâu vào đất liền, gây thiệt hại cho các công trình cơ sở hạ tầng phía trong đê. Tuy nhiên ở hai đầu tuyến kè, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng đã đe dọa trực tiếp đến tuyến kè mới vừa xây dựng xong. Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, tình hình sạt lở ven sông, ven biển gây mất đất sản xuất, đe dọa đến tài sản của nhân dân, gây thiệt hại nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã diễn ra trong nhiều năm qua. Với sự nỗ lực của địa phương và sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các tuyến đê kè chống sạt lở ven sông và sạt lở bờ biển. Tuy nhiên trước thực trạng sạt lở ven sông, ven biển ngày càng nghiêm trọng, việc đầu tư để xây dựng các tuyến đê kè chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế.
Tình trạng sạt lở ven sông, ven biển ở các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng thường xuyên xảy ra trong mùa mưa bão nhưng thường chỉ xảy ra ở những khu vực bờ sông, bờ biển chưa được xây dựng bờ kè chống sạt lở. Mùa mưa bão mới chỉ bắt đầu, song tuyến kè biển được xây dựng chưa lâu ở phường Cửa Đại (thành phố Hội An) đã bị hư hại nghiêm trọng. Dư luận ở địa phương băn khoăn về chất lượng của công trình kè biển này./.
Bờ kè biển tại khu du lịch Fusion ALYA và Vinpearl Resort Hội An khá bề thế vững chãi được xây dựng chưa lâu đã bị sóng biển quật ngã, hàng trăm mét tường kè bị sụt lún, gãy đổ. Nước biển xâm nhập vào làm lộ rõ chân móng tường hàng chục ngôi nhà. Tình trạng trên không những đe dọa nghiêm trọng đến hàng chục ngôi nhà đang trong giai đoạn xây dựng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình công cộng và đất sản xuất trong khu vực.
Là người gắn bó cả đời với phố cổ Hội An, ông Nguyễn Thanh Quang (xã Cẩm Hà) cho biết: Chưa đầy 10 năm trước đây, nước biển còn cách xa bờ kè hàng trăm mét. Trước thực trạng bờ biển sạt lở hàng năm, Nhà nước đã xây dựng một tuyến kè nhưng đã bị sóng biển sánh sập. Để bảo vệ tài sản cho nhân dân, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu tính toán kỹ sự tác động của sóng biển trong mùa mưa bão để xây dựng lại tuyến kè kiên cố hơn. Nếu không có sự tính toán kỹ thì việc đầu tư xây dựng kè biển trong khu vực này sẽ gây lãng phí lớn.
Bờ biển phường Cửa Đại (thành phố Hội An) có nhiều khu du lịch chạy dọc chiều dài hơn 3 km, trong đó có bốn khu du lịch đã đưa vào khai thác. Theo người dân địa phương, trước đây nước biển còn ở cách xa đất liền hàng trăm mét. Tuy nhiên theo quan sát của phóng viên, nước biển sau khi đánh sập bờ kè hiện đã ăn sát vào chân tường của hàng chục ngôi nhà. Nếu không có giải pháp kịp thời thì sóng biển sẽ còn gây thiệt hại nặng hơn, không những đe dọa các công trình trong các khu du lịch mà còn đe dọa đến nhà cửa và đất đai của người dân. Chị Nguyễn Thị Vân (phường Cửa Đại): Hàng năm, đến mùa mưa bão là sóng biển gây sạt lở nặng, người dân lo lắng vì sóng biển không những đe dọa đến sự bền vững của nhà ở mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất đai và hoa màu. Chị Vân nong Nhà nước đầu tư xây tuyến kè biển chắc chắn để nhân dân yên tâm.
Để hạn chế thiệt hại do sóng biển gây ra, bờ biển khu vực Cửa Đại đã được Nhà nước đầu tư hơn 50 tỷ đồng để xây dựng tuyến kè bờ biển dài hơn 700 mét nằm trên trục đường Âu Cơ. Tuyến kè này đưa vào sử dụng đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nước biển xâm thực ngày càng sâu vào đất liền, gây thiệt hại cho các công trình cơ sở hạ tầng phía trong đê. Tuy nhiên ở hai đầu tuyến kè, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng đã đe dọa trực tiếp đến tuyến kè mới vừa xây dựng xong. Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, tình hình sạt lở ven sông, ven biển gây mất đất sản xuất, đe dọa đến tài sản của nhân dân, gây thiệt hại nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã diễn ra trong nhiều năm qua. Với sự nỗ lực của địa phương và sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các tuyến đê kè chống sạt lở ven sông và sạt lở bờ biển. Tuy nhiên trước thực trạng sạt lở ven sông, ven biển ngày càng nghiêm trọng, việc đầu tư để xây dựng các tuyến đê kè chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế.
Tình trạng sạt lở ven sông, ven biển ở các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng thường xuyên xảy ra trong mùa mưa bão nhưng thường chỉ xảy ra ở những khu vực bờ sông, bờ biển chưa được xây dựng bờ kè chống sạt lở. Mùa mưa bão mới chỉ bắt đầu, song tuyến kè biển được xây dựng chưa lâu ở phường Cửa Đại (thành phố Hội An) đã bị hư hại nghiêm trọng. Dư luận ở địa phương băn khoăn về chất lượng của công trình kè biển này./.
Đoàn Hữu Trung (TTXVN)