Bộ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản mới đây cho biết nhiều khả năng đang có một vết đứt gãy đang hoạt động ngay tại chân núi Phú Sĩ và có thể tạo ra một vụ lở núi khổng lồ nếu xảy ra rung chấn mạnh.
Trong một báo cáo khảo sát được tiến hành suốt 3 năm qua bằng các phương pháp tạo ra rung chấn nhân tạo mới được công bố, nhóm các nhà khoa học do Giáo sư Sato Hiroshi (Viện nghiên cứu động đất, Đai học Tokyo) đứng đầu cho biết có nhiều có nhiều bằng chứng cho thấy núi Phú Sĩ nằm ngay trên một vết nứt gãy dài 30km chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam từ Higashifumoto (thuộc thành phố Gotenba, Shizuoka) tới phía Tây đới đứt gãy Kannawa-Kozu-Matsuda ở độ sâu hàng chục km.
Chỉ cần vết nứt gãy này hoạt động sẽ có thể tạo ra một trận động đất có cường độ 7 trên thang địa chấn và kéo theo đó là một vụ lở tuyết và bùn đất khổng lồ gây thiệt hại cho cả một vùng rộng lớn tại tỉnh Shizuoka.
Khoảng 2.900 năm trước, sau khi một trận lở núi và lở tuyết xảy ra, dòng bùn đổ từ trên ngọn núi cao 3.776m này đã san lấp cả một khu vực rộng lớn tại Gotemba.
Trước đây, người ta cho rằng nguyên nhân xảy ra vụ việc này là do động đất, nhưng nay các nhà khoa học cho rằng rất có thể vết đứt gãy được phát hiện lần này là “thủ phạm” gây ra thảm hoạ nói trên.
Các nhà khoa học dự báo rằng khả năng xảy ra động đất tại núi Phú Sĩ chỉ có thể xảy ra một lần trong vài nghìn năm. Tuy nhiên, Giáo sư Sato cũng cảnh báo rằng thiệt hại khi xảy ra động đất là rất lớn vì việc lở núi nếu núi lửa phun trào thì chúng ta có thể biết trước được việc lở núi và bùn đất nhưng sẽ không có thời gian để trở tay nếu động đất xảy ra đột ngột. Do vậy, Giáo sư Sato cho biết cần tiến hành thêm nhiều các cuộc nghiên cứu để làm rõ nghi vấn này.
Vào năm 1707, một trận động đất xảy ra tại ngọn núi cao nhất Nhật Bản này đã làm thiệt mạng 20.000 người dân sống xung quanh khu vực./.
Trong một báo cáo khảo sát được tiến hành suốt 3 năm qua bằng các phương pháp tạo ra rung chấn nhân tạo mới được công bố, nhóm các nhà khoa học do Giáo sư Sato Hiroshi (Viện nghiên cứu động đất, Đai học Tokyo) đứng đầu cho biết có nhiều có nhiều bằng chứng cho thấy núi Phú Sĩ nằm ngay trên một vết nứt gãy dài 30km chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam từ Higashifumoto (thuộc thành phố Gotenba, Shizuoka) tới phía Tây đới đứt gãy Kannawa-Kozu-Matsuda ở độ sâu hàng chục km.
Chỉ cần vết nứt gãy này hoạt động sẽ có thể tạo ra một trận động đất có cường độ 7 trên thang địa chấn và kéo theo đó là một vụ lở tuyết và bùn đất khổng lồ gây thiệt hại cho cả một vùng rộng lớn tại tỉnh Shizuoka.
Khoảng 2.900 năm trước, sau khi một trận lở núi và lở tuyết xảy ra, dòng bùn đổ từ trên ngọn núi cao 3.776m này đã san lấp cả một khu vực rộng lớn tại Gotemba.
Trước đây, người ta cho rằng nguyên nhân xảy ra vụ việc này là do động đất, nhưng nay các nhà khoa học cho rằng rất có thể vết đứt gãy được phát hiện lần này là “thủ phạm” gây ra thảm hoạ nói trên.
Các nhà khoa học dự báo rằng khả năng xảy ra động đất tại núi Phú Sĩ chỉ có thể xảy ra một lần trong vài nghìn năm. Tuy nhiên, Giáo sư Sato cũng cảnh báo rằng thiệt hại khi xảy ra động đất là rất lớn vì việc lở núi nếu núi lửa phun trào thì chúng ta có thể biết trước được việc lở núi và bùn đất nhưng sẽ không có thời gian để trở tay nếu động đất xảy ra đột ngột. Do vậy, Giáo sư Sato cho biết cần tiến hành thêm nhiều các cuộc nghiên cứu để làm rõ nghi vấn này.
Vào năm 1707, một trận động đất xảy ra tại ngọn núi cao nhất Nhật Bản này đã làm thiệt mạng 20.000 người dân sống xung quanh khu vực./.
Hồng Hà/Tokyo (Vietnam+)