Trong cuộc sống, có những mối nhân duyên kỳ lạ, có những sự tồn tại vốn chẳng liên quan nhưng vô tình đi song song, chứng kiến cho nhau những ái, ố, hỉ, nộ ở đời.
Nói ra điều có vẻ rất “sến” này không phải sự đúc kết từ trải nghiệm của tác giả mà là tâm sự về cuộc đời của “ông vua” đánh giày chốn Hà Thành.
“Thời gian như bóng chim câu qua cửa sổ, nhắm mắt đã qua gần nửa thế kỷ, vẫn góc phố Tràng Tiền này, Bảng ‘hói’ tôi vui vầy, ngọt đắng đời mình, đánh giày nuôi thân và gia đình. Đầu trơ trụi tóc nhưng chưa thể buông nghề, nghiệp đánh giày có vẻ cơ hàn nhưng đưa lại cho tôi nhưng người bạn vàng ở phương xa, cả với gốc sấu này cũng hóa thành đôi bạn tri kỷ… bất đắc dĩ.”
Giày như… thiếu nữ, xi là… phấn son
Những ai vì mang đôi giày chưa được sạch, ngẫu nhiên thấy bóng Bảng “hói” cặm cụi đánh giày bên gốc cây sấu cạnh Trung tâm Văn hóa Tràng Tiền và tạt vào chắc chắn sẽ phải mê tít trước cách đôi giày được “thết đãi” đặc biệt.
Vỏn vẹn hai ô gạch ở vệ hè, Bảng “hói” ngồi bệt trên đôi tổ ong, cạnh túi đồ nghề. Kế bên là chiếc ghế bọc da sờn cũ, đặt chiễm chệ những đôi giày được "tút" bóng loáng.
Nếu chưa một lần ngồi lại xem Bảng “hói” đánh giày, người người sẽ cho đó là điều khoác lác, huyễn hoặc khi nghe kể về cảm giác bị mê mị bởi mùi xi thơm dìu dịu và nồng đượm như phấn thoa của phụ nữ.
Thấy tôi phổng mũi hít hà mùi xi thơm bùi, Bảng “hói” tủm tỉm nói khách đến đánh giày ai cũng “phê” mùi xi như thế. Vì ở Hà Nội này chỉ mình Bảng “hói” có những hộp xi ngoại đắt tiền, được tặng bởi những người khách đặc biệt từ ngoại quốc.
Trong khi đời sống biến đổi từng ngày, vật giá tăng vù vù đến chóng mặt, những đôi giày được đánh láng mịn bằng xi ngoại vẫn được Bảng "hói" lấy chưa đến mười nghìn đồng.
Nhìn Bảng “hói” tỉ mẩn, chấm chiếc cọ đánh bóng từng chiếc giày qua mọi công đoạn, mùi xi quẩn quanh mới hiểu vì sao ông có những vị khách lâu năm tận ngoại thành như Đông Anh, Hà Đông, Cầu Giấy... mỗi lần đến lại khệ nệ cả bọc bốn, năm đôi đánh luôn một thể. Bóng khách đến lấy giày vừa đi khỏi, Bảng “hói” lại kể ngọn ngành “lý lịch”, gia thất từng người như trong cùng một nhà, thôn xóm vậy.
Cũng không thấy khó tin trước chuyện nhiều khách đưa giày lên Tràng Tiền, không thấy Bảng “hói” thì thất thểu đem về không đánh nơi khác hoặc cứ đi đi lại lại để giao giày tận tay Bảng “hói” mới thôi.
Mới đây Bảng “hói” quyết định sắm điện thoại di động, những khách hàng quen lâu năm đều có số Bảng “hói", trước khi đưa giày lên thì “alô” trước.
Bảng “hói” nói: “Cũng chẳng có ngón nghề cao siêu gì cả, với những người qua đường, chưa một lần đánh giày Bảng 'hói' thì tôi cũng chỉ là ông cụ lang thang. Nhưng ai đã một lần giao giày cho tôi thì không thể đánh giày nơi khác, vì tay nghề lâu năm và xi của mình là đồ ngoại…”
Duyên nghiệp với nghề
Bảng “hói” tâm sự về cuộc đời bôn ba chốn Hà Thành của mình, bắt đầu từ cậu nhóc mười sáu tuổi quê vùng chiêm trũng Hà Nam phải bỏ quê, trôi dạt theo dòng người chạy đói năm 1946.
Trong trận đói kinh khủng năm đó, đang nằm lăn lóc ở vườn hoa cạnh bờ hồ, Bảng “hói” may mắn được một đàn anh lang thang ở “lãnh địa” Tràng Tiền cứu vớt. Đại ca đưa Bảng “hói” về một nhà kho và đóng cho một hòm gỗ, hộp xi ngày ngày cùng nhiều anh em khác lang thang phố phường đánh giày mưu sinh qua ngày.
“Lúc đó, đánh một đôi giày được ba đồng bạc Đông Dương, chỉ bằng một bát phở tồi nhất ở phố. Mỗi ngày, đại ca quy định phải nộp ba mươi đồng Đông Dương, nộp không đủ thì bị phạt nhịn cơm tối. Một tuần anh em chúng tôi phải nộp sáu ngày, trừ thứ hai thì được nghỉ để ngủ. Một số anh em, có duyên nhiều khách cũng tìm cách giấu tiền thừa, đại ca phát hiện thì bị đánh no đòn, nhịn ăn nhiều ngày…”
Bảng “hói” bùi ngùi kể lại những quái chiêu láu cá thời dưới “trướng” đại ca: “Lang thang đánh giày, tôi phát hiện dưới đường ray tàu là chỗ giấu tiền lý tưởng, liền đào một chiếc hố nhỏ đặt hòn đá làm giấu. Hôm nào dư tiền nộp cho đại ca, tôi gấp đồng bạc như quân cờ nhét vào hộp xi rỗng, lẻn ra chỗ giấu tiền. Cứ thế, đến lúc giải phóng, bang hội của đại ca giải tán, tôi có một khoản kha khá về quê lấy vợ, mua một chiếc xích lô…”
Khách hàng thành...tri kỷ vong niên
Sau giải phóng, Bảng “hói” chuyển sang chạy xích lô nhưng có vẻ chiếc “vô lăng vuông” không có duyên bằng chiếc hòm, cây chổi... chấm chấm, cọ cọ đôi hài.
Hai năm sau, Bảng hói quyết định “tái xuất” nghề đánh giày làm cần câu cơm nuôi thân và vợ con. Nhớ lại thuở xưa, Bảng “hói” vẫn chọn góc phố Tràng Tiền, nay có cây sấu non cao lún phún bằng đứa trẻ.
Bảng “hói” say sưa kể về những người "bạn vàng” ngoại quốc, từ những mối nhân duyên kỳ lạ. Đến nay, Bẳng “hói” vẫn thường xuyên nhận được thư thăm hỏi, tiền và quà là những hộp xi “xịn” từ những vị khách đặc biệt này.
Năm 2001, có đôi vợ chồng Việt kiều Úc tên là David Uyên sang Việt Nam làm việc tám năm và nghỉ ở khách sạn Metropole Hà Nội. Vào một chiều mùa thu, khi đi qua phố Tràng Tiền, rẽ vào chỗ Bảng “hói” đánh giày. Trò chuyện, cảm động trước hoàn cảnh mưu sinh và thích tính thật thà chăm chỉ của ông, đôi vợ chồng này đã rút ba trăm đôla ra biếu.
Từ đó, Bảng “hói” cũng trở thành người chăm sóc từng đôi giày cho vợ chồng David Uyên, cứ vào dịp lễ Tết họ lại biếu quà và tiền để gia đình ông có cái Tết thật ấm cúng. Sau khi kết thúc tám năm làm việc ở Việt Nam của vợ chồng David Uyên, Bảng “hói” được mời tới tiệc đứng chia tay như người bạn thân tình…
Hữu duyên kỳ ngộ, ở bên Úc, bà David Uyên đọc số báo Thanh Niên ra ngày 5/8/2005 xúc động nhận ra nhân vật trong bài là người bạn cũ, liền khoe với chồng: “Là Bảng đây rồi” và gửi thư, quà theo một người bạn về cho ông: “Bảng yêu quý! Tôi rất vinh dự đọc được bài báo viết về ông. Tôi gửi về cho ông một trăm đôla Úc làm quà sáng. Chúc ông sức khỏe.”
Vừa kể, Bảng “hói” lôi từ trong túi đồ nghề hơn chục hộp xi Úc, màu vàng, thơm như phấn thoa má phụ nữ và một chai nước dưỡng da giày khoe là của vợ chồng David Uyên tặng đợt Tết 2007 khi về thăm Hà Nội.
Khách Tây, làm việc trên phố "víp" mỗi khi đánh giày luôn "típ" cho Bảng "hói" từ hai đến năm đôla. Họ nói ông là người thợ đánh giày duy nhất ở Hà Nội xứng đáng được thưởng, nếu đánh giày với đám trẻ lang thang họ chỉ trả năm nghìn đồng, không hơn.
Đệ nhất đánh giày
Vắng khách, rít một hơi thuốc lào, Bảng “hói” trầm ngâm: “Nghề nào cũng có lúc nhục lúc vinh, ví như tôi đánh giày qua hơn nửa đời người cũng lắm lúc được chia sẻ, xem trọng, thấy sướng như ông vua vậy.
Cách đây vài năm, một người khách nhà báo Mỹ, đến chỗ tôi đánh một đôi giày cao cổ, nhìn đôi giày bóng láng, thơm tho, ông tấm tắc khen ngợi đưa cho tôi một trăm đô la, một bao thuốc lá và tặng câu nói tôi không bao giờ quên được: đất nước nào có đánh giày là đất nước đang lên, văn minh sẽ không thể chìm đắm.”
Bảng “hói” tâm sự: “Giờ gánh nặng mưu sinh không còn nặng như trước vì con cái đã trưởng thành nhưng tôi vẫn lang thang đất này vì còn say nghề. Nghề của tôi, nắng đến đâu sống đến đó, ngày nào mình còn thở thì còn than, còn làm thì còn ăn…
"Nghề có lúc nhục lúc vinh, ngày đánh giày cũng được trăm bạc dành thưởng cho tám đứa cháu, chắt nếu ngoan, học giỏi. Mười năm nữa, không thể cố được nữa thì Bảng ‘hói’ tôi bắt một chuyến taxi về thẳng Hà Nam vui vầy tuổi già bên gia đình, thôi say mê thế gian cũng thỏa mãn xa gót hài thiên hạ…”
Sáng nay, ngồi càphê, kể chuyện Bảng “hói" với người bạn cũ, hai người khách lạ ngồi cạnh vội tham gia: “Bảng 'hói' Tràng Tiền à? Mình đánh giày đó từ hồi còn thanh niên, mỗi lần có việc ra Nguyễn Xí, nhớ mùi xi thơm thơm lại chạy ra ông Bảng rồi mới về được. Nếu ông ấy không đánh giày được nữa, Hà Nội kể như mất đi 'đệ nhất đánh giày'…"
Nói ra điều có vẻ rất “sến” này không phải sự đúc kết từ trải nghiệm của tác giả mà là tâm sự về cuộc đời của “ông vua” đánh giày chốn Hà Thành.
“Thời gian như bóng chim câu qua cửa sổ, nhắm mắt đã qua gần nửa thế kỷ, vẫn góc phố Tràng Tiền này, Bảng ‘hói’ tôi vui vầy, ngọt đắng đời mình, đánh giày nuôi thân và gia đình. Đầu trơ trụi tóc nhưng chưa thể buông nghề, nghiệp đánh giày có vẻ cơ hàn nhưng đưa lại cho tôi nhưng người bạn vàng ở phương xa, cả với gốc sấu này cũng hóa thành đôi bạn tri kỷ… bất đắc dĩ.”
Giày như… thiếu nữ, xi là… phấn son
Những ai vì mang đôi giày chưa được sạch, ngẫu nhiên thấy bóng Bảng “hói” cặm cụi đánh giày bên gốc cây sấu cạnh Trung tâm Văn hóa Tràng Tiền và tạt vào chắc chắn sẽ phải mê tít trước cách đôi giày được “thết đãi” đặc biệt.
Vỏn vẹn hai ô gạch ở vệ hè, Bảng “hói” ngồi bệt trên đôi tổ ong, cạnh túi đồ nghề. Kế bên là chiếc ghế bọc da sờn cũ, đặt chiễm chệ những đôi giày được "tút" bóng loáng.
Nếu chưa một lần ngồi lại xem Bảng “hói” đánh giày, người người sẽ cho đó là điều khoác lác, huyễn hoặc khi nghe kể về cảm giác bị mê mị bởi mùi xi thơm dìu dịu và nồng đượm như phấn thoa của phụ nữ.
Thấy tôi phổng mũi hít hà mùi xi thơm bùi, Bảng “hói” tủm tỉm nói khách đến đánh giày ai cũng “phê” mùi xi như thế. Vì ở Hà Nội này chỉ mình Bảng “hói” có những hộp xi ngoại đắt tiền, được tặng bởi những người khách đặc biệt từ ngoại quốc.
Trong khi đời sống biến đổi từng ngày, vật giá tăng vù vù đến chóng mặt, những đôi giày được đánh láng mịn bằng xi ngoại vẫn được Bảng "hói" lấy chưa đến mười nghìn đồng.
Nhìn Bảng “hói” tỉ mẩn, chấm chiếc cọ đánh bóng từng chiếc giày qua mọi công đoạn, mùi xi quẩn quanh mới hiểu vì sao ông có những vị khách lâu năm tận ngoại thành như Đông Anh, Hà Đông, Cầu Giấy... mỗi lần đến lại khệ nệ cả bọc bốn, năm đôi đánh luôn một thể. Bóng khách đến lấy giày vừa đi khỏi, Bảng “hói” lại kể ngọn ngành “lý lịch”, gia thất từng người như trong cùng một nhà, thôn xóm vậy.
Cũng không thấy khó tin trước chuyện nhiều khách đưa giày lên Tràng Tiền, không thấy Bảng “hói” thì thất thểu đem về không đánh nơi khác hoặc cứ đi đi lại lại để giao giày tận tay Bảng “hói” mới thôi.
Mới đây Bảng “hói” quyết định sắm điện thoại di động, những khách hàng quen lâu năm đều có số Bảng “hói", trước khi đưa giày lên thì “alô” trước.
Bảng “hói” nói: “Cũng chẳng có ngón nghề cao siêu gì cả, với những người qua đường, chưa một lần đánh giày Bảng 'hói' thì tôi cũng chỉ là ông cụ lang thang. Nhưng ai đã một lần giao giày cho tôi thì không thể đánh giày nơi khác, vì tay nghề lâu năm và xi của mình là đồ ngoại…”
Duyên nghiệp với nghề
Bảng “hói” tâm sự về cuộc đời bôn ba chốn Hà Thành của mình, bắt đầu từ cậu nhóc mười sáu tuổi quê vùng chiêm trũng Hà Nam phải bỏ quê, trôi dạt theo dòng người chạy đói năm 1946.
Trong trận đói kinh khủng năm đó, đang nằm lăn lóc ở vườn hoa cạnh bờ hồ, Bảng “hói” may mắn được một đàn anh lang thang ở “lãnh địa” Tràng Tiền cứu vớt. Đại ca đưa Bảng “hói” về một nhà kho và đóng cho một hòm gỗ, hộp xi ngày ngày cùng nhiều anh em khác lang thang phố phường đánh giày mưu sinh qua ngày.
“Lúc đó, đánh một đôi giày được ba đồng bạc Đông Dương, chỉ bằng một bát phở tồi nhất ở phố. Mỗi ngày, đại ca quy định phải nộp ba mươi đồng Đông Dương, nộp không đủ thì bị phạt nhịn cơm tối. Một tuần anh em chúng tôi phải nộp sáu ngày, trừ thứ hai thì được nghỉ để ngủ. Một số anh em, có duyên nhiều khách cũng tìm cách giấu tiền thừa, đại ca phát hiện thì bị đánh no đòn, nhịn ăn nhiều ngày…”
Bảng “hói” bùi ngùi kể lại những quái chiêu láu cá thời dưới “trướng” đại ca: “Lang thang đánh giày, tôi phát hiện dưới đường ray tàu là chỗ giấu tiền lý tưởng, liền đào một chiếc hố nhỏ đặt hòn đá làm giấu. Hôm nào dư tiền nộp cho đại ca, tôi gấp đồng bạc như quân cờ nhét vào hộp xi rỗng, lẻn ra chỗ giấu tiền. Cứ thế, đến lúc giải phóng, bang hội của đại ca giải tán, tôi có một khoản kha khá về quê lấy vợ, mua một chiếc xích lô…”
Khách hàng thành...tri kỷ vong niên
Sau giải phóng, Bảng “hói” chuyển sang chạy xích lô nhưng có vẻ chiếc “vô lăng vuông” không có duyên bằng chiếc hòm, cây chổi... chấm chấm, cọ cọ đôi hài.
Hai năm sau, Bảng hói quyết định “tái xuất” nghề đánh giày làm cần câu cơm nuôi thân và vợ con. Nhớ lại thuở xưa, Bảng “hói” vẫn chọn góc phố Tràng Tiền, nay có cây sấu non cao lún phún bằng đứa trẻ.
Bảng “hói” say sưa kể về những người "bạn vàng” ngoại quốc, từ những mối nhân duyên kỳ lạ. Đến nay, Bẳng “hói” vẫn thường xuyên nhận được thư thăm hỏi, tiền và quà là những hộp xi “xịn” từ những vị khách đặc biệt này.
Năm 2001, có đôi vợ chồng Việt kiều Úc tên là David Uyên sang Việt Nam làm việc tám năm và nghỉ ở khách sạn Metropole Hà Nội. Vào một chiều mùa thu, khi đi qua phố Tràng Tiền, rẽ vào chỗ Bảng “hói” đánh giày. Trò chuyện, cảm động trước hoàn cảnh mưu sinh và thích tính thật thà chăm chỉ của ông, đôi vợ chồng này đã rút ba trăm đôla ra biếu.
Từ đó, Bảng “hói” cũng trở thành người chăm sóc từng đôi giày cho vợ chồng David Uyên, cứ vào dịp lễ Tết họ lại biếu quà và tiền để gia đình ông có cái Tết thật ấm cúng. Sau khi kết thúc tám năm làm việc ở Việt Nam của vợ chồng David Uyên, Bảng “hói” được mời tới tiệc đứng chia tay như người bạn thân tình…
Hữu duyên kỳ ngộ, ở bên Úc, bà David Uyên đọc số báo Thanh Niên ra ngày 5/8/2005 xúc động nhận ra nhân vật trong bài là người bạn cũ, liền khoe với chồng: “Là Bảng đây rồi” và gửi thư, quà theo một người bạn về cho ông: “Bảng yêu quý! Tôi rất vinh dự đọc được bài báo viết về ông. Tôi gửi về cho ông một trăm đôla Úc làm quà sáng. Chúc ông sức khỏe.”
Vừa kể, Bảng “hói” lôi từ trong túi đồ nghề hơn chục hộp xi Úc, màu vàng, thơm như phấn thoa má phụ nữ và một chai nước dưỡng da giày khoe là của vợ chồng David Uyên tặng đợt Tết 2007 khi về thăm Hà Nội.
Khách Tây, làm việc trên phố "víp" mỗi khi đánh giày luôn "típ" cho Bảng "hói" từ hai đến năm đôla. Họ nói ông là người thợ đánh giày duy nhất ở Hà Nội xứng đáng được thưởng, nếu đánh giày với đám trẻ lang thang họ chỉ trả năm nghìn đồng, không hơn.
Đệ nhất đánh giày
Vắng khách, rít một hơi thuốc lào, Bảng “hói” trầm ngâm: “Nghề nào cũng có lúc nhục lúc vinh, ví như tôi đánh giày qua hơn nửa đời người cũng lắm lúc được chia sẻ, xem trọng, thấy sướng như ông vua vậy.
Cách đây vài năm, một người khách nhà báo Mỹ, đến chỗ tôi đánh một đôi giày cao cổ, nhìn đôi giày bóng láng, thơm tho, ông tấm tắc khen ngợi đưa cho tôi một trăm đô la, một bao thuốc lá và tặng câu nói tôi không bao giờ quên được: đất nước nào có đánh giày là đất nước đang lên, văn minh sẽ không thể chìm đắm.”
Bảng “hói” tâm sự: “Giờ gánh nặng mưu sinh không còn nặng như trước vì con cái đã trưởng thành nhưng tôi vẫn lang thang đất này vì còn say nghề. Nghề của tôi, nắng đến đâu sống đến đó, ngày nào mình còn thở thì còn than, còn làm thì còn ăn…
"Nghề có lúc nhục lúc vinh, ngày đánh giày cũng được trăm bạc dành thưởng cho tám đứa cháu, chắt nếu ngoan, học giỏi. Mười năm nữa, không thể cố được nữa thì Bảng ‘hói’ tôi bắt một chuyến taxi về thẳng Hà Nam vui vầy tuổi già bên gia đình, thôi say mê thế gian cũng thỏa mãn xa gót hài thiên hạ…”
Sáng nay, ngồi càphê, kể chuyện Bảng “hói" với người bạn cũ, hai người khách lạ ngồi cạnh vội tham gia: “Bảng 'hói' Tràng Tiền à? Mình đánh giày đó từ hồi còn thanh niên, mỗi lần có việc ra Nguyễn Xí, nhớ mùi xi thơm thơm lại chạy ra ông Bảng rồi mới về được. Nếu ông ấy không đánh giày được nữa, Hà Nội kể như mất đi 'đệ nhất đánh giày'…"
Cẩm Thơ (Vietnam+)