Đại diện Cơ quan Quản lý thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) ngày 28/3 cảnh báo hơn một nửa dân số ở quốc gia vạn đảo Đông Nam Á có khoảng 240 triệu dân này đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất và nguyên nhân chính là do người dân vẫn giữ tập quán canh tác truyền thống không bền vững.
Trích dẫn một nghiên cứu do BNPB, Cơ quan Thống kê Trung ương và Quỹ Dân số Liên hợp quốc thực hiện, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết sự gia tăng dân số cùng lượng mưa lớn do biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy cơ sạt lở, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất vẫn là do các hoạt động canh tác không bền vững.
Nghiên cứu dự báo sẽ có thêm nhiều vụ sạt lở xảy ra trong tương lai do rừng bị tàn phá để xây các nhà máy công nghiệp và lượng mưa sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt trong mùa mưa.
Từ đầu năm đến nay, tại Indonesia đã xảy ra 58 vụ sạt lở đất làm 107 người chết và mất tích, trong đó mới đây nhất là vụ sạt lở đất tại miền Tây Java do mưa lớn ngày 25/3 vừa qua làm 12 người thiệt mạng và 5 người mất tích.
Tình trạng phá rừng và xói mòn đất, cộng với việc quốc gia này thường xuyên bị lũ lụt và hứng chịu động đất, càng khiến nền đất không ổn định./.
Trích dẫn một nghiên cứu do BNPB, Cơ quan Thống kê Trung ương và Quỹ Dân số Liên hợp quốc thực hiện, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết sự gia tăng dân số cùng lượng mưa lớn do biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy cơ sạt lở, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất vẫn là do các hoạt động canh tác không bền vững.
Nghiên cứu dự báo sẽ có thêm nhiều vụ sạt lở xảy ra trong tương lai do rừng bị tàn phá để xây các nhà máy công nghiệp và lượng mưa sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt trong mùa mưa.
Từ đầu năm đến nay, tại Indonesia đã xảy ra 58 vụ sạt lở đất làm 107 người chết và mất tích, trong đó mới đây nhất là vụ sạt lở đất tại miền Tây Java do mưa lớn ngày 25/3 vừa qua làm 12 người thiệt mạng và 5 người mất tích.
Tình trạng phá rừng và xói mòn đất, cộng với việc quốc gia này thường xuyên bị lũ lụt và hứng chịu động đất, càng khiến nền đất không ổn định./.
(TTXVN)