Ngày 22/2, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cho biết nữ sinh Phan Khánh Trang, sinh viên năm thứ 4 Khoa Mỹ thuật ứng dụng của Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã giành được "Giải thưởng lớn" cuộc thi thiết kế khăn gói quà Nhật Bản quốc tế (Furoshiki) lần thứ II dành cho sinh viên.
Tiền thưởng dành cho Phan Khánh Trang là 100.000 Yên Nhật, tương đương hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra còn có giải Khuyến khích dành cho nhóm bạn trẻ Tống Thị Ngọc, Bùi Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Loan của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội; Phạm Sơn Tùng, Khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng giành giải thưởng danh dự.
Nhật Bản phát động cuộc thi từ tháng 9/2010, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự cuộc thi này. Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã phát động cuộc thi ở Việt Nam và lựa chọn 15 mẫu thiết kế gửi đến Tokyo so tài cùng với hơn 200 mẫu thiết kế của các sinh viên đến từ Đức, Indonesia, Australia, Canada, Hoa Kỳ, Brazil, Nga và Singapore.
Lễ trao thưởng cho 5 sinh viên Việt Nam đạt giải diễn ra ngày 3/3 tại Hà Nội. Các thiết kế, ứng dụng độc đáo từ cuộc thi sẽ được trưng bày tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đến hết 10/3. Trung tâm cũng sẽ tạo điều kiện cho công chúng Thủ đô, đặc biệt là các bạn trẻ gặp gỡ và thực hành với các chuyên gia về Furoshiki đến từ Nhật Bản.
Hai chuyên gia là Hiroko Handa và Yoko Yamamoto sẽ hướng dẫn cho các bạn học sinh trường trung học phổ thông Việt Đức và Trường Đại học Hà Nội. Sau đó sẽ hướng dẫn tại Huế, Hội An, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc thi do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản với các nền văn hóa khác trên thế giới. Đồng thời giới thiệu nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản có tính ứng dụng trong xã hội hiện đại, đó là việc sử dụng khăn gói quà, góp phần hạn chế sử dụng túi ni lon để bảo vệ môi trường.
Furoshiki là loại khăn vải khổ lớn hình vuông, được nhuộm với nhiều màu sắc và họa tiết trang trí đẹp mắt. Ban đầu, khăn này chỉ đựng quần áo, sau mới được dùng để gói đồ đạc, quà tặng, trang trí nhà cửa, trang trí đám cưới... Sau đó, việc sử dụng loại khăn này bị mai một dần. Mãi tới gần đây, để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, người Nhật mới sử dụng lại loại khăn này./.
Tiền thưởng dành cho Phan Khánh Trang là 100.000 Yên Nhật, tương đương hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra còn có giải Khuyến khích dành cho nhóm bạn trẻ Tống Thị Ngọc, Bùi Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Loan của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội; Phạm Sơn Tùng, Khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng giành giải thưởng danh dự.
Nhật Bản phát động cuộc thi từ tháng 9/2010, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự cuộc thi này. Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã phát động cuộc thi ở Việt Nam và lựa chọn 15 mẫu thiết kế gửi đến Tokyo so tài cùng với hơn 200 mẫu thiết kế của các sinh viên đến từ Đức, Indonesia, Australia, Canada, Hoa Kỳ, Brazil, Nga và Singapore.
Lễ trao thưởng cho 5 sinh viên Việt Nam đạt giải diễn ra ngày 3/3 tại Hà Nội. Các thiết kế, ứng dụng độc đáo từ cuộc thi sẽ được trưng bày tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đến hết 10/3. Trung tâm cũng sẽ tạo điều kiện cho công chúng Thủ đô, đặc biệt là các bạn trẻ gặp gỡ và thực hành với các chuyên gia về Furoshiki đến từ Nhật Bản.
Hai chuyên gia là Hiroko Handa và Yoko Yamamoto sẽ hướng dẫn cho các bạn học sinh trường trung học phổ thông Việt Đức và Trường Đại học Hà Nội. Sau đó sẽ hướng dẫn tại Huế, Hội An, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc thi do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản với các nền văn hóa khác trên thế giới. Đồng thời giới thiệu nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản có tính ứng dụng trong xã hội hiện đại, đó là việc sử dụng khăn gói quà, góp phần hạn chế sử dụng túi ni lon để bảo vệ môi trường.
Furoshiki là loại khăn vải khổ lớn hình vuông, được nhuộm với nhiều màu sắc và họa tiết trang trí đẹp mắt. Ban đầu, khăn này chỉ đựng quần áo, sau mới được dùng để gói đồ đạc, quà tặng, trang trí nhà cửa, trang trí đám cưới... Sau đó, việc sử dụng loại khăn này bị mai một dần. Mãi tới gần đây, để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, người Nhật mới sử dụng lại loại khăn này./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)