Nữ hoàng Hà Lan Beatrix tối 24/4 đã yêu cầu giải tán Quốc hội nước này để mở đường cho tổng tuyển cử trước thời hạn.
[Thủ tướng Hà Lan Rutte chính thức đệ đơn từ chức]
Văn phòng thông tin chính phủ Hà Lan cho biết ngay trước khi đưa ra yêu cầu trên, Nữ hoàng Beatrix đã có cuộc làm việc kéo dài một giờ với Thủ tướng Mark Rutte. Ông Rutte trước đó một ngày đã đệ đơn từ chức của chính phủ lên người đứng đầu Nhà nước, do các cuộc đàm phán về kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" giúp đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng bị đổ vỡ.
Theo thông lệ, Nữ hoàng trước tiên làm việc với các cố vấn của mình, với Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Piet Hein Donner và với các Chủ tịch Văn phòng thứ nhất và thứ hai của Quốc hội là ông Fred de Graaf và ông Gerdi Verbeet.
Ông Verbeet cho biết Quốc hội muốn tổng tuyển cử trước thời hạn diễn ra vào ngày 12/9/2012. Ngày 27/4, Chính phủ sắp mãn nhiệm của Hà Lan sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về ngày tổng tuyển cử.
Các nhà quan sát cho rằng mặc dù Nữ hoàng Beatrix đã yêu cầu tất cả các bộ trưởng và thứ trưởng làm mọi điều cần thiết có lợi cho đất nước, song đề nghị giải tán Quốc hội của bà có thể khiến kế hoạch tái khởi động và khôi phục kinh tế của Hà Lan khó thực hiện được.
Tình hình kinh tế Hà Lan bắt đầu xấu đi từ nửa cuối năm 2011, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6%. Để đáp ứng các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và duy trì mức độ tin cậy về tín dụng của mình, Chính phủ Hà Lan trong năm 2012 cần cắt giảm thâm hụt ngân sách tới 9 tỷ euro (1,5% GDP).
Tuy nhiên, 7 tuần đàm phán giữa 3 chính đảng chủ chốt gồm đảng Tự do và Dân chủ (VVD), đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDA) và đảng Tự do (PVV) đã không đạt thỏa thuận về gói biện pháp tài chính khắc khổ này, do sự phản đối của PVV. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ liên hiệp CDA-VVD sẽ không thể giành được sự ủng hộ của Quốc hội đối với gói biện pháp khắc khổ./
[Thủ tướng Hà Lan Rutte chính thức đệ đơn từ chức]
Văn phòng thông tin chính phủ Hà Lan cho biết ngay trước khi đưa ra yêu cầu trên, Nữ hoàng Beatrix đã có cuộc làm việc kéo dài một giờ với Thủ tướng Mark Rutte. Ông Rutte trước đó một ngày đã đệ đơn từ chức của chính phủ lên người đứng đầu Nhà nước, do các cuộc đàm phán về kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" giúp đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng bị đổ vỡ.
Theo thông lệ, Nữ hoàng trước tiên làm việc với các cố vấn của mình, với Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Piet Hein Donner và với các Chủ tịch Văn phòng thứ nhất và thứ hai của Quốc hội là ông Fred de Graaf và ông Gerdi Verbeet.
Ông Verbeet cho biết Quốc hội muốn tổng tuyển cử trước thời hạn diễn ra vào ngày 12/9/2012. Ngày 27/4, Chính phủ sắp mãn nhiệm của Hà Lan sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về ngày tổng tuyển cử.
Các nhà quan sát cho rằng mặc dù Nữ hoàng Beatrix đã yêu cầu tất cả các bộ trưởng và thứ trưởng làm mọi điều cần thiết có lợi cho đất nước, song đề nghị giải tán Quốc hội của bà có thể khiến kế hoạch tái khởi động và khôi phục kinh tế của Hà Lan khó thực hiện được.
Tình hình kinh tế Hà Lan bắt đầu xấu đi từ nửa cuối năm 2011, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6%. Để đáp ứng các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và duy trì mức độ tin cậy về tín dụng của mình, Chính phủ Hà Lan trong năm 2012 cần cắt giảm thâm hụt ngân sách tới 9 tỷ euro (1,5% GDP).
Tuy nhiên, 7 tuần đàm phán giữa 3 chính đảng chủ chốt gồm đảng Tự do và Dân chủ (VVD), đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDA) và đảng Tự do (PVV) đã không đạt thỏa thuận về gói biện pháp tài chính khắc khổ này, do sự phản đối của PVV. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ liên hiệp CDA-VVD sẽ không thể giành được sự ủng hộ của Quốc hội đối với gói biện pháp khắc khổ./
(TTXVN)