Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của áo Nhật Bình, những họa tiết hoa văn truyền thống mang màu sắc cung đình đã được nhà thiết kế Cao Minh Tiến sử dụng, sắp xếp thật hiện đại trẻ trung nhằm mang đến cái nhìn mới về văn hóa truyền thống trong bộ sưu tập áo dài đón Tết. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của áo Nhật Bình, những họa tiết hoa văn truyền thống mang màu sắc cung đình đã được nhà thiết kế Cao Minh Tiến sử dụng, sắp xếp thật hiện đại trẻ trung nhằm mang đến cái nhìn mới về văn hóa truyền thống trong bộ sưu tập áo dài đón Tết. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Ca sỹ Bảo Trâm là “nàng thơ” của nhà thiết kế Cao Minh Tiến trong bộ sưu tập áo dài đón Tết lấy cảm hứng từ áo Nhật Bình nổi tiếng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Ca sỹ Bảo Trâm là “nàng thơ” của nhà thiết kế Cao Minh Tiến trong bộ sưu tập áo dài đón Tết lấy cảm hứng từ áo Nhật Bình nổi tiếng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Cao Minh Tiến cho biết vẻ đẹp nền nã vừa có nét truyền thống lại cũng rất hiện đại của Bảo Trâm đã giúp anh thể hiện tốt nhất tinh thần của bộ sưu tập mới. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Cao Minh Tiến cho biết vẻ đẹp nền nã vừa có nét truyền thống lại cũng rất hiện đại của Bảo Trâm đã giúp anh thể hiện tốt nhất tinh thần của bộ sưu tập mới. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Thời xưa, áo Nhật Bình ban đầu được sử dụng làm Triều phục cho nữ nhân trong triều. Tuy nhiên, chỉ có những người có cấp bậc cao quý như Hoàng Hậu, Công Chúa, Phi tần mới được mặc. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Thời xưa, áo Nhật Bình ban đầu được sử dụng làm Triều phục cho nữ nhân trong triều. Tuy nhiên, chỉ có những người có cấp bậc cao quý như Hoàng Hậu, Công Chúa, Phi tần mới được mặc. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Theo Cao Minh Tiến, nguồn gốc của áo Nhật Bình là chiếc áo Phi Phong thời Minh triều Trung Hoa. Mẫu áo Phi Phong này được triều Nguyễn phát triển lên thành dạng áo Đối Khâm Phi Phong, là trang phục có phần cổ thiết kế hình chữ nhật to bản chạy dọc từ cổ đến ngực và hai vạt áo được dùng dây buộc lại. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Theo Cao Minh Tiến, nguồn gốc của áo Nhật Bình là chiếc áo Phi Phong thời Minh triều Trung Hoa. Mẫu áo Phi Phong này được triều Nguyễn phát triển lên thành dạng áo Đối Khâm Phi Phong, là trang phục có phần cổ thiết kế hình chữ nhật to bản chạy dọc từ cổ đến ngực và hai vạt áo được dùng dây buộc lại. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Sở dĩ nó có tên là “Nhật Bình” bởi đặc điểm của hoa văn trang trí tạo thành một hình chữ nhật lớn ngay trước ngực. Rải rác trên khắp thân áo cũng được thêu nhiều họa tiết, hoa văn với họa tiết chính là dạng tròn khép kín đan xen với những hình phượng, hoa lá và các hạt kim tuyến lấp lánh. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Sở dĩ nó có tên là “Nhật Bình” bởi đặc điểm của hoa văn trang trí tạo thành một hình chữ nhật lớn ngay trước ngực. Rải rác trên khắp thân áo cũng được thêu nhiều họa tiết, hoa văn với họa tiết chính là dạng tròn khép kín đan xen với những hình phượng, hoa lá và các hạt kim tuyến lấp lánh. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đặc biệt, trên phần tay áo còn có dải ngũ sắc: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho dải ngũ hành. Tuy nhiên, dải ngũ sắc này lại chỉ được sử dụng trên trang phục những người có cấp bậc cao quý như: Công chúa, cung tần nhị giai, cung tần tứ giai chứ không sử dụng cho áo Nhật Bình của Hoàng hậu. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đặc biệt, trên phần tay áo còn có dải ngũ sắc: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho dải ngũ hành. Tuy nhiên, dải ngũ sắc này lại chỉ được sử dụng trên trang phục những người có cấp bậc cao quý như: Công chúa, cung tần nhị giai, cung tần tứ giai chứ không sử dụng cho áo Nhật Bình của Hoàng hậu. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Ở Việt Nam, áo Nhật Bình là trang phục trong cung đình Huế từ triều Nguyễn. Năm 1807, thời vua Gia Long, thường phục Nhật Bình đã chính thức được quy định và duy trì trong suốt triều đại nhà Nguyễn. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Ở Việt Nam, áo Nhật Bình là trang phục trong cung đình Huế từ triều Nguyễn. Năm 1807, thời vua Gia Long, thường phục Nhật Bình đã chính thức được quy định và duy trì trong suốt triều đại nhà Nguyễn. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Chiếc áo này không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp truyền thống mà còn là biểu tượng của sự ổn định và uy tín trong xã hội đương thời. Ngày nay, áo dài Nhật Bình trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của xứ Huế. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Chiếc áo này không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp truyền thống mà còn là biểu tượng của sự ổn định và uy tín trong xã hội đương thời. Ngày nay, áo dài Nhật Bình trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của xứ Huế. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Với sắc màu rực rỡ, bộ sưu tập mang tinh thần đón năm mới tươi tắn, đầy sức sống cùng hy vọng ngập tràn điều hoan hỉ cho một năm mới đang về. Bộ sưu tập tiếp tục khẳng định tình yêu văn hóa truyền thống, nỗ lực mang hơi thở truyền thống từ mọi miền đất nước đến với các bạn trẻ trong thời trang của Cao Minh Tiến. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Với sắc màu rực rỡ, bộ sưu tập mang tinh thần đón năm mới tươi tắn, đầy sức sống cùng hy vọng ngập tràn điều hoan hỉ cho một năm mới đang về. Bộ sưu tập tiếp tục khẳng định tình yêu văn hóa truyền thống, nỗ lực mang hơi thở truyền thống từ mọi miền đất nước đến với các bạn trẻ trong thời trang của Cao Minh Tiến. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

NTK Cao Minh Tiến ra mắt bộ sưu tập áo dài Tết lấy cảm hứng từ cung đình

Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của áo Nhật Bình, họa tiết hoa văn mang màu sắc cung đình, nhà thiết kế Cao Minh Tiến mang đến cái nhìn mới mẻ mà vẫn giữ hơi thở truyền thống trong bộ sưu tập áo dài đón Tết.