Từng có một tuổi thơ gắn bó với bộ truyện tranh Xì Trum, nay lại được lồng tiếng Việt cho phiên bản điện ảnh 3D với cùng lúc hai vai diễn đối lập là Gà Mên gian ác và Tí Vụng Về ngờ nghệch, nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thành Lộc chia sẻ cảm giác vui và hào hứng của mình.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với nghệ sĩ xung quanh công việc lồng tiếng của anh trong bộ phim “The Smurfs” (Xì Trum) sắp được công chiếu ở Việt Nam ngày 5/8 tới đây.
Mệt nhưng vui...
- Lồng tiếng cùng lúc cho hai nhân vật đối lập gian ác và hiền lành trong một bộ phim như thế có khó lắm không, thưa anh?
NSƯT Thành Lộc: Đứng ở góc độ một diễn viên thì Gà Mên là một vai có nhiều đất diễn, trong lúc lồng tiếng thì vai Gà Mên lấy của tôi nhiều sức khỏe hơn là Tí Vụng Về (cười). Bởi vì tôi phải la hét rất nhiều! Số là ông Gà Mên luôn là nguyên nhân hay gây ra tai họa và cũng là nạn nhân của tai họa do mình gây ra. Nhiều tình huống bi hài lẫn lộn cười ra nước mắt luôn...
- Vậy anh sẽ thể hiện giọng hai nhân vật đó thế nào?
NSƯT Thành Lộc: Tí Vụng Về là một chàng thanh niên, hẳn giọng nói sẽ tương đối trong trẻo hơn và có phần… ngơ ngác trước mọi chuyện xung quanh. Có đặc trưng là không bao giờ ý thức được các tai họa mà mình gây ra cho người khác. Tí Vụng Về đi đâu, làm gì cũng va chạm, đổ bể và luôn miệng “xin lỗi nha, xin lỗi nha!”
Gà Mên hoàn toàn khác, một lão phù thủy đầy mưu mô, tính toán, vì vậy giọng ông ta bao giờ cũng trầm, khàn. Vai ác mà! Đó là những sự khác nhau trong cách thể hiện của tôi, để lột tả được một bên chính diện và một bên phản diện. Nhưng mà chắc chắn là dù nghe giọng của bên nào thì các cháu thiếu nhi cũng nhận ra giọng tôi ngay thôi (cười).
- Nói thì đơn giản thế, nhưng trong quá trình làm hẳn cũng có những khó khăn, thưa anh?
NSƯT Thành Lộc: Khó khăn đầu tiên là về hàng rào ngôn ngữ. Vì tiếng Anh đa âm còn tiếng Việt đơn âm, tiếng Anh không dấu, tiếng Việt lại có dấu, nên người nói tiếng Anh có thể lên luyến láy lên xuống giọng, còn nói tiếng Việt phải phụ thuộc vào dấu.
Hơn nữa, lời thoại tiếng Việt thường bị dài hơn bản gốc từ hai đến ba từ, hoặc có trường hợp phải dịch tám từ tiếng Anh sang 15 từ tiếng Việt mới đầy đủ ý, trong khi vẫn phải đảm bảo thật khớp về khẩu hình. Vì vậy, công đoạn thêm bớt, cắt xén từng từ, từng chữ trong quá trình lồng tiếng là mệt nhất. Bù lại, cũng rất nhiều niềm vui.
Cánh cửa vào thế giới trẻ thơ
- Một bộ phim Hollywood được lồng tiếng Việt như thế, anh có nghĩ khán giả sẽ hào hứng?
NSƯT Thành Lộc: Riêng đối với phim hoạt hình, việc lồng tiếng vào ngôn ngữ bản xứ theo tôi là hoàn toàn cần thiết và cũng là việc rất phổ biến trên thế giới mà Việt Nam mới bắt đầu làm.
Một số khán giả ngại xem lồng tiếng, vì họ muốn thưởng thức trọn vẹn âm thanh gốc nhưng có thể nói hiện nay, công nghệ lồng tiếng ở Việt Nam cũng đã theo kịp thế giới. Bộ phim Xì Trum được tách phần âm thanh tiếng động, nhạc nền ra riêng với âm thanh thoại.
Sau khi lồng tiếng Việt, bộ phận xử lý kỹ thuật tại Hong Kong sẽ trộn lẫn các âm thanh này lại với nhau tạo hiệu ứng sống động như bản gốc tiếng Anh. Như vậy, các cháu thiếu nhi chưa quen đọc phụ đề vẫn sẽ thưởng thức được trọn vẹn ý nghĩa của phim.
- Qua bộ phim này anh có điều gì muốn chia sẻ với khán giả?
NSƯT Thành Lộc: Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được trong cuộc sống thường nhật, trẻ con cũng có thế giới tâm hồn riêng của chúng mà người lớn chúng ta chưa chắc đã có thể khám phá hết.
Dù có thể là không thật, nhưng thế giới ấy luôn hiện hữu trong tâm trí các em, là trí tưởng tượng, lòng vị tha, bác ái, sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, là tình thân thương đồng loại, con người, vạn vật…
Những ai không hiểu trẻ con, người ta sẽ không thể chạm vào thế giới của các cháu. Tôi hi vọng qua những bộ phim như thế này cũng là cánh cửa mở ra để cho người lớn chúng ta khám phá được tâm hồn của con trẻ, để hiểu hơn về chúng. Bởi vì ai trong chúng ta cũng đã từng có một thời thật đẹp như thế mà!
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh./.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với nghệ sĩ xung quanh công việc lồng tiếng của anh trong bộ phim “The Smurfs” (Xì Trum) sắp được công chiếu ở Việt Nam ngày 5/8 tới đây.
Mệt nhưng vui...
- Lồng tiếng cùng lúc cho hai nhân vật đối lập gian ác và hiền lành trong một bộ phim như thế có khó lắm không, thưa anh?
NSƯT Thành Lộc: Đứng ở góc độ một diễn viên thì Gà Mên là một vai có nhiều đất diễn, trong lúc lồng tiếng thì vai Gà Mên lấy của tôi nhiều sức khỏe hơn là Tí Vụng Về (cười). Bởi vì tôi phải la hét rất nhiều! Số là ông Gà Mên luôn là nguyên nhân hay gây ra tai họa và cũng là nạn nhân của tai họa do mình gây ra. Nhiều tình huống bi hài lẫn lộn cười ra nước mắt luôn...
- Vậy anh sẽ thể hiện giọng hai nhân vật đó thế nào?
NSƯT Thành Lộc: Tí Vụng Về là một chàng thanh niên, hẳn giọng nói sẽ tương đối trong trẻo hơn và có phần… ngơ ngác trước mọi chuyện xung quanh. Có đặc trưng là không bao giờ ý thức được các tai họa mà mình gây ra cho người khác. Tí Vụng Về đi đâu, làm gì cũng va chạm, đổ bể và luôn miệng “xin lỗi nha, xin lỗi nha!”
Gà Mên hoàn toàn khác, một lão phù thủy đầy mưu mô, tính toán, vì vậy giọng ông ta bao giờ cũng trầm, khàn. Vai ác mà! Đó là những sự khác nhau trong cách thể hiện của tôi, để lột tả được một bên chính diện và một bên phản diện. Nhưng mà chắc chắn là dù nghe giọng của bên nào thì các cháu thiếu nhi cũng nhận ra giọng tôi ngay thôi (cười).
- Nói thì đơn giản thế, nhưng trong quá trình làm hẳn cũng có những khó khăn, thưa anh?
NSƯT Thành Lộc: Khó khăn đầu tiên là về hàng rào ngôn ngữ. Vì tiếng Anh đa âm còn tiếng Việt đơn âm, tiếng Anh không dấu, tiếng Việt lại có dấu, nên người nói tiếng Anh có thể lên luyến láy lên xuống giọng, còn nói tiếng Việt phải phụ thuộc vào dấu.
Hơn nữa, lời thoại tiếng Việt thường bị dài hơn bản gốc từ hai đến ba từ, hoặc có trường hợp phải dịch tám từ tiếng Anh sang 15 từ tiếng Việt mới đầy đủ ý, trong khi vẫn phải đảm bảo thật khớp về khẩu hình. Vì vậy, công đoạn thêm bớt, cắt xén từng từ, từng chữ trong quá trình lồng tiếng là mệt nhất. Bù lại, cũng rất nhiều niềm vui.
Cánh cửa vào thế giới trẻ thơ
- Một bộ phim Hollywood được lồng tiếng Việt như thế, anh có nghĩ khán giả sẽ hào hứng?
NSƯT Thành Lộc: Riêng đối với phim hoạt hình, việc lồng tiếng vào ngôn ngữ bản xứ theo tôi là hoàn toàn cần thiết và cũng là việc rất phổ biến trên thế giới mà Việt Nam mới bắt đầu làm.
Một số khán giả ngại xem lồng tiếng, vì họ muốn thưởng thức trọn vẹn âm thanh gốc nhưng có thể nói hiện nay, công nghệ lồng tiếng ở Việt Nam cũng đã theo kịp thế giới. Bộ phim Xì Trum được tách phần âm thanh tiếng động, nhạc nền ra riêng với âm thanh thoại.
Sau khi lồng tiếng Việt, bộ phận xử lý kỹ thuật tại Hong Kong sẽ trộn lẫn các âm thanh này lại với nhau tạo hiệu ứng sống động như bản gốc tiếng Anh. Như vậy, các cháu thiếu nhi chưa quen đọc phụ đề vẫn sẽ thưởng thức được trọn vẹn ý nghĩa của phim.
- Qua bộ phim này anh có điều gì muốn chia sẻ với khán giả?
NSƯT Thành Lộc: Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được trong cuộc sống thường nhật, trẻ con cũng có thế giới tâm hồn riêng của chúng mà người lớn chúng ta chưa chắc đã có thể khám phá hết.
Dù có thể là không thật, nhưng thế giới ấy luôn hiện hữu trong tâm trí các em, là trí tưởng tượng, lòng vị tha, bác ái, sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, là tình thân thương đồng loại, con người, vạn vật…
Những ai không hiểu trẻ con, người ta sẽ không thể chạm vào thế giới của các cháu. Tôi hi vọng qua những bộ phim như thế này cũng là cánh cửa mở ra để cho người lớn chúng ta khám phá được tâm hồn của con trẻ, để hiểu hơn về chúng. Bởi vì ai trong chúng ta cũng đã từng có một thời thật đẹp như thế mà!
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh./.
Xuân Mai (Vietnam+)