Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ mồng 8 tháng 3, phóng viên Vietnam+ gặp nghệ sỹ ưu tú Minh Gái, Phó đoàn biểu diễn 1, người nổi tiếng với các vai nữ chính trong các kịch mục “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo,” “Huyền Trân công chúa…” của Nhà hát tuồng Việt Nam, tại tư gia của chị.
Ngoài 50 tuổi nhưng gương mặt nghệ sỹ ưu tú Minh Gái vẫn trẻ trung và đầy nét lãng mạn của người có hơn 30 năm làm nghệ thuật tuồng. Chị cởi mở chia sẻ chuyện nghề, chuyện đời khiến chúng tôi lần đầu gặp chị mà cứ như đã thân thiết tự bao giờ.
"Chở" nghệ thuật tuồng ra nước ngoài
Là một trong ít những nghệ sỹ thành danh của Nhà hát tuồng Việt Nam được nhiều lần biểu diễn ở nước ngoài, nghệ sỹ ưu tú Minh Gái không thể quên cảm xúc háo hức, xúc động của lần đầu tiên chị được cùng nghệ thuật tuồng xuất ngoại.
Nghệ sỹ Minh Gái kể, vào năm 1995, trong chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam-Ấn Độ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức, chị đã vinh dự được cùng môt số anh chị em của nhà hát sang Ấn Độ biểu diễn trích đoạn “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” nổi tiếng.
Chị vào vai nhân vật Hồ Nguyệt Cô, một con cáo tu luyện nghìn năm mới trở thành người, mang theo tình yêu say đắm với viên tướng Tiết Giao đầy mưu mô. Sau đó Hồ Nguyệt Cô phải trở lại kiếp cáo do chính người mình yêu thương hãm hại.
Những sắc thái tình cảm như say đắm, ngẩn ngơ, bàng hoàng, đau đớn.. của Hồ Nguyệt Cô được thể hiện xúc động trên gương mặt và những điệu múa tuồng kết hợp với giọng ca khỏe khoắn, sâu lắng của Minh Gái đã chinh phục bao trái tim khán giả Ấn Độ.
Sau đó, nghệ sỹ ưu tú Minh Gái còn nhiều lần cùng đoàn sang diễn ở các nước: Nhật Bản, Singgapore, Mỹ, Nga… Lần diễn nào chị cũng thu hút được đông đảo khán giả với sự ngưỡng mộ của họ.
“Lần diễn ở Nga, khi vở kịch kết thúc, tôi đã hai, ba lần chào khán giả nhưng những chàng vỗ tay không ngớt của họ khiến tôi mãi mới rời được sân khấu để bước vào cánh gà,” nghệ sỹ ưu tú Minh Gái hạnh phúc nhớ lại.
Sau chuyến công diễn ở Nga, trở về nước, chị được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đã có thành tích trong giao lưu văn hóa Việt-Nga.
Hơn cả niềm vui nhận bằng khen, nghệ sỹ ưu tú Minh Gái vui hãnh diện thật nhiều khi đã được góp phần mang nghệ thuật dân tộc sang quảng bá ở nước người.
Sống chết với nghề
Nghệ sỹ ưu tú Minh Gái tâm sự, chị đến với nghề như một cái duyên trời định, ngay từ khi còn bé chị đã mê ca hát và khi học lớp sáu đã tham gia đội văn nghệ của xã, tới khi tốt nghiệp trung học cơ sở, chị đã bước chân vào nghệ thuật tuồng.
Tuy đến với tuồng sớm nhưng con đường nghệ thuật này cũng không dễ dàng với chị. Hơn một năm đầu đến với Nhà hát tuồng Việt Nam, chị phải ở trong vai trò của thành viên dự bị, không có lương, phải mang gạo nhà đi ăn.
Đến khi chính thức được vào nhà hát thì người nghệ sỹ tuồng vẫn phải sống trong sự bấp bênh bởi những đồng lương còm cõi.
Nghệ sỹ Minh Gái rưng rưng kể lại, hai vợ chồng nhiều năm làm nghề nhưng lúc nào nhà cũng thiếu tiền. Khi chị mang thai người con thứ hai thì phải vào viện vì thai dọa xảy, lúc đó trong người anh chị chỉ có vẻn vẹn một trăm ngàn đồng…
Trong lúc không thể sống được bằng nghề, nhiều đồng nghiệp của chị có người bỏ cuộc, người phải phai nhạt với tuồng để mưu sinh bằng những việc làm thêm như chạy xe ôm… chị cũng đã nghĩ đến chuyện “cắt xén” thời gian của tuồng để làm tạp vụ cho khách sạn, kiếm thêm đồng tiền.
Tuy vậy, tuồng là một môn nghệ thuật khó, đòi hỏi người diễn viên phải dành nhiều thời gian và công sức mới có thể vào vai được. Lúc này, nghệ sỹ Minh Gái phải đứng trong sự giằng co, một là giảm bớt thời gian cho nghệ thuật để mưu sinh, hai là chấp nhận cuộc sống túng thiếu đầy rủi ro để hết mình với nghệ thuật.
Cuối cùng, tình yêu dành cho nghệ thuật tuồng cũng chiến thắng. Chị dành toàn bộ thời gian cho tập luyện để vào được vai chính, càng những vai khó chị càng cố học hỏi để diễn cho được, cho hay.
Theo lời chị, bình thường phải học và tập vài tháng mới vào được vai chính, thậm chí, có vai phải tập một năm mới vào được. Ngay cả khi đã diễn tốt được vai chính, người nghệ sỹ cũng không ngừng luyện tập cho vai đó, trong khi phải tiếp tục học thêm các vai khác.
Cái khó, cái khổ chung của người nghệ sỹ tuồng chị đều phải trải qua, còn những cái khổ riêng của chị thì ít ai biết được. Để tận tâm với nghề, nghệ sỹ Minh Gái đã hy sinh nhiều hơn cả miếng cơm, manh áo là việc học hành của con chị và sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau của vợ chồng.
Chị kể, vợ chồng chị tuy cùng nhà hát nhưng mỗi người ở một đoàn khác nhau, khi chị đi diễn ở các vùng sâu, vùng xa thì anh diễn ở gần và ngược lại, thành thử vợ chồng nhiều khi phải hai, ba tháng mới được gặp nhau. Đó là chưa kể, có những lần cả anh chị cùng phải lưu diễn, con cái đến tuổi đi học vẫn phải lúc gửi bà nội, lúc mẹ dắt díu theo nên việc học của các con cũng thường bị gián đoạn.
Để bù đắp lại những thiệt thòi cho con, bất cứ khi nào có thể chị đều tranh thủ học và nấu các món ăn ngon để hâm nóng hạnh phúc gia đình.
Cống hiến không mệt mỏi cho nghệ thuật, đến nay, nghệ sỹ ưu tú Minh Gái đã nhiều lần đoạt huy chương vàng trong các hội diễn, danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, nhận được nhiều bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng cùng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, chị cũng được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của nhà nước trao tặng…
Như cách nói của ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam: “Đó là những bằng chứng khách quan cho thấy tài năng và tâm huyết của nghệ sỹ Minh Gái đối với nghệ thuật tuồng.”
Bên cạnh đó, nghệ sỹ Minh Gái còn dành nhiều thời gian để truyền nghề cho các diễn viên trẻ. Đến nay, học trò của chị có nhiều người đã vững nghề, một vài người trong số họ còn đoạt được giải thưởng tài năng trẻ.
Nhận xét về người nghệ sỹ lao tâm khổ tứ với nghề này, ông Tuấn cho biết, Minh Gái là một trong những nghệ sỹ chủ chốt của nhà hát. Không chỉ tận tâm với nghề mà tài năng của nghệ sỹ Minh Gái còn thu hút được khán giả khắp cả nước và khiến bạn nghề từ Bắc chí Nam phải trân trọng.
“Nhà hát tuồng Việt Nam rất cần những nghệ sỹ như Minh Gái. Chị là tấm gương cho các diễn viên trẻ học tập và noi theo,” ông Tuấn nói./.
Ngoài 50 tuổi nhưng gương mặt nghệ sỹ ưu tú Minh Gái vẫn trẻ trung và đầy nét lãng mạn của người có hơn 30 năm làm nghệ thuật tuồng. Chị cởi mở chia sẻ chuyện nghề, chuyện đời khiến chúng tôi lần đầu gặp chị mà cứ như đã thân thiết tự bao giờ.
"Chở" nghệ thuật tuồng ra nước ngoài
Là một trong ít những nghệ sỹ thành danh của Nhà hát tuồng Việt Nam được nhiều lần biểu diễn ở nước ngoài, nghệ sỹ ưu tú Minh Gái không thể quên cảm xúc háo hức, xúc động của lần đầu tiên chị được cùng nghệ thuật tuồng xuất ngoại.
Nghệ sỹ Minh Gái kể, vào năm 1995, trong chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam-Ấn Độ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức, chị đã vinh dự được cùng môt số anh chị em của nhà hát sang Ấn Độ biểu diễn trích đoạn “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” nổi tiếng.
Chị vào vai nhân vật Hồ Nguyệt Cô, một con cáo tu luyện nghìn năm mới trở thành người, mang theo tình yêu say đắm với viên tướng Tiết Giao đầy mưu mô. Sau đó Hồ Nguyệt Cô phải trở lại kiếp cáo do chính người mình yêu thương hãm hại.
Những sắc thái tình cảm như say đắm, ngẩn ngơ, bàng hoàng, đau đớn.. của Hồ Nguyệt Cô được thể hiện xúc động trên gương mặt và những điệu múa tuồng kết hợp với giọng ca khỏe khoắn, sâu lắng của Minh Gái đã chinh phục bao trái tim khán giả Ấn Độ.
Sau đó, nghệ sỹ ưu tú Minh Gái còn nhiều lần cùng đoàn sang diễn ở các nước: Nhật Bản, Singgapore, Mỹ, Nga… Lần diễn nào chị cũng thu hút được đông đảo khán giả với sự ngưỡng mộ của họ.
“Lần diễn ở Nga, khi vở kịch kết thúc, tôi đã hai, ba lần chào khán giả nhưng những chàng vỗ tay không ngớt của họ khiến tôi mãi mới rời được sân khấu để bước vào cánh gà,” nghệ sỹ ưu tú Minh Gái hạnh phúc nhớ lại.
Sau chuyến công diễn ở Nga, trở về nước, chị được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đã có thành tích trong giao lưu văn hóa Việt-Nga.
Hơn cả niềm vui nhận bằng khen, nghệ sỹ ưu tú Minh Gái vui hãnh diện thật nhiều khi đã được góp phần mang nghệ thuật dân tộc sang quảng bá ở nước người.
Sống chết với nghề
Nghệ sỹ ưu tú Minh Gái tâm sự, chị đến với nghề như một cái duyên trời định, ngay từ khi còn bé chị đã mê ca hát và khi học lớp sáu đã tham gia đội văn nghệ của xã, tới khi tốt nghiệp trung học cơ sở, chị đã bước chân vào nghệ thuật tuồng.
Tuy đến với tuồng sớm nhưng con đường nghệ thuật này cũng không dễ dàng với chị. Hơn một năm đầu đến với Nhà hát tuồng Việt Nam, chị phải ở trong vai trò của thành viên dự bị, không có lương, phải mang gạo nhà đi ăn.
Đến khi chính thức được vào nhà hát thì người nghệ sỹ tuồng vẫn phải sống trong sự bấp bênh bởi những đồng lương còm cõi.
Nghệ sỹ Minh Gái rưng rưng kể lại, hai vợ chồng nhiều năm làm nghề nhưng lúc nào nhà cũng thiếu tiền. Khi chị mang thai người con thứ hai thì phải vào viện vì thai dọa xảy, lúc đó trong người anh chị chỉ có vẻn vẹn một trăm ngàn đồng…
Trong lúc không thể sống được bằng nghề, nhiều đồng nghiệp của chị có người bỏ cuộc, người phải phai nhạt với tuồng để mưu sinh bằng những việc làm thêm như chạy xe ôm… chị cũng đã nghĩ đến chuyện “cắt xén” thời gian của tuồng để làm tạp vụ cho khách sạn, kiếm thêm đồng tiền.
Tuy vậy, tuồng là một môn nghệ thuật khó, đòi hỏi người diễn viên phải dành nhiều thời gian và công sức mới có thể vào vai được. Lúc này, nghệ sỹ Minh Gái phải đứng trong sự giằng co, một là giảm bớt thời gian cho nghệ thuật để mưu sinh, hai là chấp nhận cuộc sống túng thiếu đầy rủi ro để hết mình với nghệ thuật.
Cuối cùng, tình yêu dành cho nghệ thuật tuồng cũng chiến thắng. Chị dành toàn bộ thời gian cho tập luyện để vào được vai chính, càng những vai khó chị càng cố học hỏi để diễn cho được, cho hay.
Theo lời chị, bình thường phải học và tập vài tháng mới vào được vai chính, thậm chí, có vai phải tập một năm mới vào được. Ngay cả khi đã diễn tốt được vai chính, người nghệ sỹ cũng không ngừng luyện tập cho vai đó, trong khi phải tiếp tục học thêm các vai khác.
Cái khó, cái khổ chung của người nghệ sỹ tuồng chị đều phải trải qua, còn những cái khổ riêng của chị thì ít ai biết được. Để tận tâm với nghề, nghệ sỹ Minh Gái đã hy sinh nhiều hơn cả miếng cơm, manh áo là việc học hành của con chị và sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau của vợ chồng.
Chị kể, vợ chồng chị tuy cùng nhà hát nhưng mỗi người ở một đoàn khác nhau, khi chị đi diễn ở các vùng sâu, vùng xa thì anh diễn ở gần và ngược lại, thành thử vợ chồng nhiều khi phải hai, ba tháng mới được gặp nhau. Đó là chưa kể, có những lần cả anh chị cùng phải lưu diễn, con cái đến tuổi đi học vẫn phải lúc gửi bà nội, lúc mẹ dắt díu theo nên việc học của các con cũng thường bị gián đoạn.
Để bù đắp lại những thiệt thòi cho con, bất cứ khi nào có thể chị đều tranh thủ học và nấu các món ăn ngon để hâm nóng hạnh phúc gia đình.
Cống hiến không mệt mỏi cho nghệ thuật, đến nay, nghệ sỹ ưu tú Minh Gái đã nhiều lần đoạt huy chương vàng trong các hội diễn, danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, nhận được nhiều bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng cùng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, chị cũng được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của nhà nước trao tặng…
Như cách nói của ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam: “Đó là những bằng chứng khách quan cho thấy tài năng và tâm huyết của nghệ sỹ Minh Gái đối với nghệ thuật tuồng.”
Bên cạnh đó, nghệ sỹ Minh Gái còn dành nhiều thời gian để truyền nghề cho các diễn viên trẻ. Đến nay, học trò của chị có nhiều người đã vững nghề, một vài người trong số họ còn đoạt được giải thưởng tài năng trẻ.
Nhận xét về người nghệ sỹ lao tâm khổ tứ với nghề này, ông Tuấn cho biết, Minh Gái là một trong những nghệ sỹ chủ chốt của nhà hát. Không chỉ tận tâm với nghề mà tài năng của nghệ sỹ Minh Gái còn thu hút được khán giả khắp cả nước và khiến bạn nghề từ Bắc chí Nam phải trân trọng.
“Nhà hát tuồng Việt Nam rất cần những nghệ sỹ như Minh Gái. Chị là tấm gương cho các diễn viên trẻ học tập và noi theo,” ông Tuấn nói./.
Thiên Linh (Vietnam+)