Bốn thập kỷ gắn bó với nghiệp diễn kể từ vai Ngọc Hà trong “Em bé Hà Nội” nhưng thời gian gần đây, Nghệ sỹ nhân dân Lan Hương ít xuất hiện trên sân khấu, truyền hình. Vẫn nụ cười rạng rỡ, chị bảo: “Ở tuổi này rồi mà lên diễn nhiều có khi lại là... vô duyên, phải nhường bước cho các bạn trẻ!” Chính vì thế, “người đẹp không tuổi” vẫn luôn trăn trở đi tìm một cách biểu diễn mới so với kịch truyền thống; miệt mài trên hành trình chinh phục loại hình kịch hình thể, trong vai trò người “thuyền trưởng” suốt 10 năm nay. “Khác với kịch nói lấy lời thoại là chủ yếu, kịch hình thể đẩy lời thoại xuống hàng thứ yếu, thay bằng lấy ngôn ngữ hình thể làm trung tâm hàng đầu và làm phương tiện số một biểu hiện xung đột trên sân khấu,” Nghệ sỹ nhân dân Lan Hương chia sẻ. Thế nhưng, không phải lúc nào công việc của người nghệ sỹ cũng “xuôi chèo mát mái.” Quyết không sống kiếp "tầm gửi"- Gần Tết, công việc của chị có bận rộn lắm không?
NSND Lan Hương: Thời gian này, tôi đang tự cho mình được nghỉ ngơi bằng cách tạm gác mọi công việc sang một bên. Thông thường, như những năm trước, cứ vào dịp cuối năm là bận túi bụi với việc dựng vở. Nhưng cuối năm nay, Đoàn Kịch hình thể của chúng tôi không dựng vở mới và đến ra Tết cũng mới có lịch diễn. Thay vào đó, tháng 12 vừa rồi, chúng tôi có tổ chức tọa đàm “Kịch hình thể đương đại: Thực trạng và phát triển.” Quy mô tọa đàm cũng khiêm tốn thôi nhưng nó là một tín hiệu rất đáng mừng đối với anh em nghệ sỹ trong đoàn của chúng tôi. - Với vai trò của Trưởng đoàn Kịch hình thể, nhìn lại một năm vừa qua, chị đánh giá thế nào về hoạt động của đoàn?NSND Lan Hương: Năm vừa rồi, sân khấu nói chung là rất khó khăn và chúng tôi cũng chịu chung một số phận: “Nước nổi thì bè nổi, nước chìm thì bè chìm.” Thời gian này, kinh tế khó khăn nên việc đi xin tài trợ cũng không hề dễ dàng chút nào. Có một thực tế là, thời gian vừa qua, các vở của chúng tôi chưa diễn được nhiều, đặc biệt là chưa được đưa đi quảng bá ở nhiều nơi. Trong khi đó, với kịch, muốn sống được thì phải để nó được diễn, chứ không thể đem cất vào tủ được. Thời gian vừa rồi, chỉ thấy kịch Nam ra Bắc chứ rất ít khi kịch Bắc du Nam. Tôi còn nhớ rất rõ, Nghệ sỹ nhân dân Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu có nói một câu rất đúng rằng: “Suốt thời gian vừa rồi, kịch hình thể như một cây tầm gửi.” Khi đã gọi là “cây tầm gửi” thì chẳng ai muốn làm gì để vun đắp cho nó cả. Thậm chí, trước đó còn có thông tin, các đoàn khác phải đi diễn để nuôi đoàn kịch hình thể. Điều này hoàn toàn không đúng. Không có đoàn nào phải nuôi chúng tôi cả, chúng tôi vẫn tự vận động để tồn tại. Tuy nhiên, với tọa đàm mà tôi vừa nói ở trên, kịch hình thể đã thực sự được công nhận và khi đã được công nhận thì nó sẽ được đầu tư và đưa đi quảng bá ở nhiều nơi. Chúng tôi rất vững tin vào con đường phát triển của mình.
- Thế còn việc khán giả quay lưng với sân khấu, theo chị là do đâu?
NSND Lan Hương: Để dẫn đến thực trạng này là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo tôi, khi sân khấu vắng khách trước hết những người làm nghề cũng phải xem lại chính bản thân mình. Nó chưa làm được những việc cần thiết để hấp dẫn được khán giả. Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều loại hình nghệ thuật, giải trí để người xem lựa chọn. Còn về phía khán giả, tôi nghĩ, họ vô tư thôi. Không thích thì họ không đến. Còn tại sao họ không thích thì mình cũng phải đặt dấu hỏi. Lý do xuất phát từ nhiều khâu: rạp chưa được đẹp, phục vụ chưa được chu đáo... Nhiều thứ cộng vào chứ không chỉ do diễn viên hay vở diễn. - Một số vở do chị làm đạo diễn sau khi ra mắt đã tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều nhau. Đặc biệt là với vở mới nhất, “Nguyễn Du với Kiều,” có chuyên gia cho rằng, khâu đạo diễn của chị chưa chuẩn và loại hình chưa chuẩn khi để Kiều hóa thân thành Phật bà. Chị nghĩ gì về điều này?NSND Lan Hương: Thực tế, trong suốt vở kịch này, Phật bà Quán Âm nhiều lần “xuất hiện” từ trên cao, như một chứng nhân trước những tấn bi kịch mà Thúy Kiều đang trải qua. Rồi cuối vở, khi màn tái hồi Kim Trọng diễn ra, Thúy Kiều bước dần lên bục và hòa cùng ánh đèn đứng vào nơi Phật bà từng được “bố trí” trước đó. Khi dàn dựng như vậy, tôi không hề có ý định đặt một nàng kỹ nữ như Kiều vào vị trí Phật bà. Những xử lý ấy chỉ đưa ra để khán giả cùng liên tưởng tới sự cao quý của con người giữa nỗi đau trần thế, tấm lòng bao dung đối với những thân phận chịu nhiều thiệt thòi, khổ hạnh. Từ gốc truyện, mỗi đạo diễn sẽ có cách nhìn, khai thác riêng. Nghệ thuật là có sự hư cấu và phóng tác. Khi vở diễn ra đời, khán giả có quyền đưa ra cách hiểu và quan điểm của mình. Nếu cách hiểu đó chưa trùng với mong muốn của người dựng, đạo diễn như tôi cũng phải chấp nhận thực tế. Kịch hình thể giống như một món ăn trong một bữa tiệc sân khấu có rất nhiều món. Nó sinh sau và có quyền được thừa hưởng những gì của người đi trước để lấy về cho mình. Với kịch hình thể, để đi vào con đường chuyên nghiệp, một diễn viên cần có sự hiểu biết nhiều lĩnh vực như xiếc, múa, ballet,… Chặng đường còn rất gian nan khi Việt Nam chưa có trường lớp đào tạo bài bản về kịch hình thể, các nghệ sỹ diễn viên của đoàn kịch hình thể phần lớn xuất thân là các nghệ sỹ múa, nghệ sỹ kịch câm,… Việc đào tạo chủ yếu theo hình thức tự đào tạo. Trợ lý của tôi, anh Bùi Như Lai, nói rằng cảm thấy rất buồn vì người ta cứ bàn tán nhiều. Tôi nói lại rằng, chúng ta đang thể nghiệm và không thể tránh được những điều đó. Hơn nữa, trên đời này, không có gì là hoàn hảo và với nghệ thuật, đỉnh cao luôn ở phía trước. Khi vở diễn ra mắt, nó vẫn có khán giả và vẫn được đón nhận. Như vậy, những nghệ sỹ như chúng tôi đã cảm thấy rất mừng.
Quay về "bão tố" với phim- Dồn toàn lực cho kịch hình thể, chị vắng bóng đã khá lâu trên truyền hình, điện ảnh. Trong năm mới, chị có định sẽ trở lại với lĩnh vực này không?NSND Lan Hương: Đúng là khoảng 10 năm trở lại đây, tôi gần như vắng bóng hoàn toàn ở lĩnh vực này. Năm 2009, tôi có tham gia bộ phim “Trần Thủ Độ” nhưng cho đến giờ, phim vẫn chưa lên sóng.
NSND Lan Hương: Thời gian này, tôi đang tự cho mình được nghỉ ngơi bằng cách tạm gác mọi công việc sang một bên. Thông thường, như những năm trước, cứ vào dịp cuối năm là bận túi bụi với việc dựng vở. Nhưng cuối năm nay, Đoàn Kịch hình thể của chúng tôi không dựng vở mới và đến ra Tết cũng mới có lịch diễn. Thay vào đó, tháng 12 vừa rồi, chúng tôi có tổ chức tọa đàm “Kịch hình thể đương đại: Thực trạng và phát triển.” Quy mô tọa đàm cũng khiêm tốn thôi nhưng nó là một tín hiệu rất đáng mừng đối với anh em nghệ sỹ trong đoàn của chúng tôi. - Với vai trò của Trưởng đoàn Kịch hình thể, nhìn lại một năm vừa qua, chị đánh giá thế nào về hoạt động của đoàn?NSND Lan Hương: Năm vừa rồi, sân khấu nói chung là rất khó khăn và chúng tôi cũng chịu chung một số phận: “Nước nổi thì bè nổi, nước chìm thì bè chìm.” Thời gian này, kinh tế khó khăn nên việc đi xin tài trợ cũng không hề dễ dàng chút nào. Có một thực tế là, thời gian vừa qua, các vở của chúng tôi chưa diễn được nhiều, đặc biệt là chưa được đưa đi quảng bá ở nhiều nơi. Trong khi đó, với kịch, muốn sống được thì phải để nó được diễn, chứ không thể đem cất vào tủ được. Thời gian vừa rồi, chỉ thấy kịch Nam ra Bắc chứ rất ít khi kịch Bắc du Nam. Tôi còn nhớ rất rõ, Nghệ sỹ nhân dân Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu có nói một câu rất đúng rằng: “Suốt thời gian vừa rồi, kịch hình thể như một cây tầm gửi.” Khi đã gọi là “cây tầm gửi” thì chẳng ai muốn làm gì để vun đắp cho nó cả. Thậm chí, trước đó còn có thông tin, các đoàn khác phải đi diễn để nuôi đoàn kịch hình thể. Điều này hoàn toàn không đúng. Không có đoàn nào phải nuôi chúng tôi cả, chúng tôi vẫn tự vận động để tồn tại. Tuy nhiên, với tọa đàm mà tôi vừa nói ở trên, kịch hình thể đã thực sự được công nhận và khi đã được công nhận thì nó sẽ được đầu tư và đưa đi quảng bá ở nhiều nơi. Chúng tôi rất vững tin vào con đường phát triển của mình.
- Thế còn việc khán giả quay lưng với sân khấu, theo chị là do đâu?
NSND Lan Hương: Để dẫn đến thực trạng này là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo tôi, khi sân khấu vắng khách trước hết những người làm nghề cũng phải xem lại chính bản thân mình. Nó chưa làm được những việc cần thiết để hấp dẫn được khán giả. Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều loại hình nghệ thuật, giải trí để người xem lựa chọn. Còn về phía khán giả, tôi nghĩ, họ vô tư thôi. Không thích thì họ không đến. Còn tại sao họ không thích thì mình cũng phải đặt dấu hỏi. Lý do xuất phát từ nhiều khâu: rạp chưa được đẹp, phục vụ chưa được chu đáo... Nhiều thứ cộng vào chứ không chỉ do diễn viên hay vở diễn. - Một số vở do chị làm đạo diễn sau khi ra mắt đã tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều nhau. Đặc biệt là với vở mới nhất, “Nguyễn Du với Kiều,” có chuyên gia cho rằng, khâu đạo diễn của chị chưa chuẩn và loại hình chưa chuẩn khi để Kiều hóa thân thành Phật bà. Chị nghĩ gì về điều này?NSND Lan Hương: Thực tế, trong suốt vở kịch này, Phật bà Quán Âm nhiều lần “xuất hiện” từ trên cao, như một chứng nhân trước những tấn bi kịch mà Thúy Kiều đang trải qua. Rồi cuối vở, khi màn tái hồi Kim Trọng diễn ra, Thúy Kiều bước dần lên bục và hòa cùng ánh đèn đứng vào nơi Phật bà từng được “bố trí” trước đó. Khi dàn dựng như vậy, tôi không hề có ý định đặt một nàng kỹ nữ như Kiều vào vị trí Phật bà. Những xử lý ấy chỉ đưa ra để khán giả cùng liên tưởng tới sự cao quý của con người giữa nỗi đau trần thế, tấm lòng bao dung đối với những thân phận chịu nhiều thiệt thòi, khổ hạnh. Từ gốc truyện, mỗi đạo diễn sẽ có cách nhìn, khai thác riêng. Nghệ thuật là có sự hư cấu và phóng tác. Khi vở diễn ra đời, khán giả có quyền đưa ra cách hiểu và quan điểm của mình. Nếu cách hiểu đó chưa trùng với mong muốn của người dựng, đạo diễn như tôi cũng phải chấp nhận thực tế. Kịch hình thể giống như một món ăn trong một bữa tiệc sân khấu có rất nhiều món. Nó sinh sau và có quyền được thừa hưởng những gì của người đi trước để lấy về cho mình. Với kịch hình thể, để đi vào con đường chuyên nghiệp, một diễn viên cần có sự hiểu biết nhiều lĩnh vực như xiếc, múa, ballet,… Chặng đường còn rất gian nan khi Việt Nam chưa có trường lớp đào tạo bài bản về kịch hình thể, các nghệ sỹ diễn viên của đoàn kịch hình thể phần lớn xuất thân là các nghệ sỹ múa, nghệ sỹ kịch câm,… Việc đào tạo chủ yếu theo hình thức tự đào tạo. Trợ lý của tôi, anh Bùi Như Lai, nói rằng cảm thấy rất buồn vì người ta cứ bàn tán nhiều. Tôi nói lại rằng, chúng ta đang thể nghiệm và không thể tránh được những điều đó. Hơn nữa, trên đời này, không có gì là hoàn hảo và với nghệ thuật, đỉnh cao luôn ở phía trước. Khi vở diễn ra mắt, nó vẫn có khán giả và vẫn được đón nhận. Như vậy, những nghệ sỹ như chúng tôi đã cảm thấy rất mừng.
Quay về "bão tố" với phim- Dồn toàn lực cho kịch hình thể, chị vắng bóng đã khá lâu trên truyền hình, điện ảnh. Trong năm mới, chị có định sẽ trở lại với lĩnh vực này không?NSND Lan Hương: Đúng là khoảng 10 năm trở lại đây, tôi gần như vắng bóng hoàn toàn ở lĩnh vực này. Năm 2009, tôi có tham gia bộ phim “Trần Thủ Độ” nhưng cho đến giờ, phim vẫn chưa lên sóng.
NSND Lan Hương trong bộ phim "Trần Thủ Độ"
Trong năm 2013, tôi cũng đang có dự định trở lại với điện ảnh, truyền hình một chút. Tuy nhiên, cũng mới chỉ là dự định thế thôi, chứ chưa có kế hoạch cụ thể. - Vậy nếu quay trở lại đóng phim, chị sẽ chọn những vai diễn thế nào?
NSND Lan Hương: Sau một thời gian ngắt quãng, giờ trở lại, trước mắt, tôi sẽ làm những vai ngắn thôi đã. Cũng như trước đây, Lan Hương sẽ chọn những vai nội tâm có sự giằng xé, có "bão tố" trong tâm lý, đi vào chiều sâu tâm hồn. - Nhưng như vậy, chị có sợ sẽ rơi vào tình trạng “chết vai” không khi thường xuyên chỉ diễn một kiểu nhân vật? Tại sao chị không chọn những kiểu vai khác cho phong phú?
NSND Lan Hương: Những kiểu vai như thế, tôi thấy hợp với mình và khi thấy hợp thì mới diễn tốt được. Hơn nữa, đã là diễn viên, ai cũng muốn có những vai diễn theo mình đến suốt đời và ai cũng muốn được khán giả gọi tên bằng vai diễn. Nếu được như vậy, tôi lại thấy đó là một điều may mắn và hạnh phúc. - Chị có thể chia sẻ với khán giả, diễn kịch trên sân khấu và diễn phim truyền hình, điện ảnh có gì khác nhau?NSND Lan Hương: Hai loại hình này đòi hỏi mức độ biểu hiện khác nhau. Câu chuyện trên sân khấu không dàn trải nên diễn cũng phải có những cách điệu để khán giả nhìn thấy những biểu hiện diễn xuất của mình. Còn với phim, có thể điều chỉnh được kỹ thuật quay, dựng,... nên việc diễn sẽ “mềm” hơn và đời thường hơn. Ví dụ, khi cần tập trung vào đôi mắt, người ta sẽ có thể điều chỉnh cho nó thành điểm nhấn trên màn hình. Ở sân khấu, khán giả không thể nhìn cụ thể ánh mắt, đôi môi,… của diễn viên mà chỉ nhìn được tổng thể. Hơn nữa, khán giả ngồi xem trực tiếp bên dưới nên việc diễn buộc phải những cách điệu và những cách xử lý linh hoạt các tình huống. - Chia sẻ thời gian với điện ảnh, truyền hình, vậy trong năm 2013, chị có tiếp tục dựng những vở kịch hình thể mới không?NSND Lan Hương: Tất nhiên là có chứ; nhưng cụ thể là vở gì thì tôi chưa nói được. Thông thường, việc hoàn thiện các vở cũ sẽ tập trung vào 6 tháng đầu năm và việc dựng các vở mới sẽ diễn ra vào 6 tháng cuối năm. Cả hai việc đó đều quan trọng như nhau. Những vở dựng thời gian gần đây như “Tâm linh Việt,” “Nguyễn Du với Kiều” cũng chưa diễn được nhiều. Bởi vậy, ra Tết, chúng tôi sẽ tổ chức biểu diễn nhiều hơn, song song với việc hoàn thiện chúng. Bên cạnh đó, “Biến vỹ tình yêu” cũng sẽ được giới thiệu đến khán giả nhiều hơn bởi đó là tác phẩm có dấu ấn, phong cách dàn dựng và câu chuyện đều gần gũi với đời sống. - Vậy những vở diễn tiếp theo của đoàn kịch hình thể sẽ được dàn dựng theo định hướng nào?
NSND Lan Hương: Bây giờ nghệ thuật đang rất cần sự hấp dẫn với khán giả. Những vở diễn tiếp theo của chúng tôi sẽ hướng tới những đề tài gần gũi trong đời sống; để khán giả trước hết cảm thấy đẹp, thích mắt và hấp dẫn, dễ tiếp cận. Sâu hơn, người xem sẽ cảm nhận được, đằng sau những câu chuyện đó là những bài học về đạo đức, lối sống, tín ngưỡng, những quan điểm triết học, nhân sinh. - Trân trọng cảm ơn chị!./.
NSND Lan Hương: Sau một thời gian ngắt quãng, giờ trở lại, trước mắt, tôi sẽ làm những vai ngắn thôi đã. Cũng như trước đây, Lan Hương sẽ chọn những vai nội tâm có sự giằng xé, có "bão tố" trong tâm lý, đi vào chiều sâu tâm hồn. - Nhưng như vậy, chị có sợ sẽ rơi vào tình trạng “chết vai” không khi thường xuyên chỉ diễn một kiểu nhân vật? Tại sao chị không chọn những kiểu vai khác cho phong phú?
NSND Lan Hương: Những kiểu vai như thế, tôi thấy hợp với mình và khi thấy hợp thì mới diễn tốt được. Hơn nữa, đã là diễn viên, ai cũng muốn có những vai diễn theo mình đến suốt đời và ai cũng muốn được khán giả gọi tên bằng vai diễn. Nếu được như vậy, tôi lại thấy đó là một điều may mắn và hạnh phúc. - Chị có thể chia sẻ với khán giả, diễn kịch trên sân khấu và diễn phim truyền hình, điện ảnh có gì khác nhau?NSND Lan Hương: Hai loại hình này đòi hỏi mức độ biểu hiện khác nhau. Câu chuyện trên sân khấu không dàn trải nên diễn cũng phải có những cách điệu để khán giả nhìn thấy những biểu hiện diễn xuất của mình. Còn với phim, có thể điều chỉnh được kỹ thuật quay, dựng,... nên việc diễn sẽ “mềm” hơn và đời thường hơn. Ví dụ, khi cần tập trung vào đôi mắt, người ta sẽ có thể điều chỉnh cho nó thành điểm nhấn trên màn hình. Ở sân khấu, khán giả không thể nhìn cụ thể ánh mắt, đôi môi,… của diễn viên mà chỉ nhìn được tổng thể. Hơn nữa, khán giả ngồi xem trực tiếp bên dưới nên việc diễn buộc phải những cách điệu và những cách xử lý linh hoạt các tình huống. - Chia sẻ thời gian với điện ảnh, truyền hình, vậy trong năm 2013, chị có tiếp tục dựng những vở kịch hình thể mới không?NSND Lan Hương: Tất nhiên là có chứ; nhưng cụ thể là vở gì thì tôi chưa nói được. Thông thường, việc hoàn thiện các vở cũ sẽ tập trung vào 6 tháng đầu năm và việc dựng các vở mới sẽ diễn ra vào 6 tháng cuối năm. Cả hai việc đó đều quan trọng như nhau. Những vở dựng thời gian gần đây như “Tâm linh Việt,” “Nguyễn Du với Kiều” cũng chưa diễn được nhiều. Bởi vậy, ra Tết, chúng tôi sẽ tổ chức biểu diễn nhiều hơn, song song với việc hoàn thiện chúng. Bên cạnh đó, “Biến vỹ tình yêu” cũng sẽ được giới thiệu đến khán giả nhiều hơn bởi đó là tác phẩm có dấu ấn, phong cách dàn dựng và câu chuyện đều gần gũi với đời sống. - Vậy những vở diễn tiếp theo của đoàn kịch hình thể sẽ được dàn dựng theo định hướng nào?
NSND Lan Hương: Bây giờ nghệ thuật đang rất cần sự hấp dẫn với khán giả. Những vở diễn tiếp theo của chúng tôi sẽ hướng tới những đề tài gần gũi trong đời sống; để khán giả trước hết cảm thấy đẹp, thích mắt và hấp dẫn, dễ tiếp cận. Sâu hơn, người xem sẽ cảm nhận được, đằng sau những câu chuyện đó là những bài học về đạo đức, lối sống, tín ngưỡng, những quan điểm triết học, nhân sinh. - Trân trọng cảm ơn chị!./.
Phương Mai (Vietnam+)