Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam luôn đạt sự tăng trưởng khá, một số sản phẩm nông nghiệp chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, thế nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam thường trong tình trạng được mùa, mất giá.
Tiến sỹ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng xảy ra tình trạng được mùa mất giá là do nguồn cung sản phẩm của chúng ta quá lớn nên khó giữ giá bán.
Bên cạnh đó, vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch không được chú trọng nên giá trị hàng nông nghiệp thấp. Để tránh tình trạng này, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng, phải là người tạo ra giá thế giới chứ không đi theo giá thế giới.
Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, nếu xác định rằng Việt Nam là nước tạo ra giá thế giới về hàng nông sản thì phải hướng theo khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh để chúng ta xác định và đầu tư mạnh cho vùng chuyên canh.
Ngay từ bây giờ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các tỉnh cần phải xác định rõ vùng chuyên canh dành cho lúa, vùng dành cho thủy sản, vùng quy hoạch rừng sản xuất gỗ, vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu... để tạo điều kiện tốt nhất cho đầu tư sản xuất quy mô lớn. Cũng cần có những chính sách đặc biệt ưu đãi của Nhà nước đi kèm với việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để kéo doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, tạo giá trị gia tăng cao.
Để tránh tình trạng được mùa mất giá, cũng như có thể tạo được giá thế giới về hàng nông sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt hướng tới cơ sở hạ tầng cho thương mại nông sản như hệ thống cảng nước sâu chuyên biệt phục vụ cho xuất khẩu nông sản, ngay cả việc có thể tính tới hệ thống đường sắt chuyên biệt dành cho nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trạm hậu cần trên biển cho nghề cá… Bên cạnh đó, cần thể chế để gắn kết chuỗi, tổ chức lại hệ thống ngành hàng cũng như hỗ trợ Hiệp hội ngành hàng phát triển./.
Tiến sỹ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng xảy ra tình trạng được mùa mất giá là do nguồn cung sản phẩm của chúng ta quá lớn nên khó giữ giá bán.
Bên cạnh đó, vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch không được chú trọng nên giá trị hàng nông nghiệp thấp. Để tránh tình trạng này, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng, phải là người tạo ra giá thế giới chứ không đi theo giá thế giới.
Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, nếu xác định rằng Việt Nam là nước tạo ra giá thế giới về hàng nông sản thì phải hướng theo khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh để chúng ta xác định và đầu tư mạnh cho vùng chuyên canh.
Ngay từ bây giờ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các tỉnh cần phải xác định rõ vùng chuyên canh dành cho lúa, vùng dành cho thủy sản, vùng quy hoạch rừng sản xuất gỗ, vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu... để tạo điều kiện tốt nhất cho đầu tư sản xuất quy mô lớn. Cũng cần có những chính sách đặc biệt ưu đãi của Nhà nước đi kèm với việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để kéo doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, tạo giá trị gia tăng cao.
Để tránh tình trạng được mùa mất giá, cũng như có thể tạo được giá thế giới về hàng nông sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt hướng tới cơ sở hạ tầng cho thương mại nông sản như hệ thống cảng nước sâu chuyên biệt phục vụ cho xuất khẩu nông sản, ngay cả việc có thể tính tới hệ thống đường sắt chuyên biệt dành cho nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trạm hậu cần trên biển cho nghề cá… Bên cạnh đó, cần thể chế để gắn kết chuỗi, tổ chức lại hệ thống ngành hàng cũng như hỗ trợ Hiệp hội ngành hàng phát triển./.
Hoàng Linh (TTXVN/Vietnam+)