Hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, các nhà vận động phát triển, các nhà hoạch định chính sách đến từ 30 quốc gia và vùng lành thổ trên thế giới đã dự Hội nghị quốc tế các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á lần thứ 7 (ASAE) diễn ra tại Hà Nội trong 3 ngày 13 đến 15/10.
“Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai” là là chủ đề chính của Hội nghị ASAE lần này, do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội các Nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á (ASAE) tổ chức.
Hội nghị ASAE tổ chức 3 năm một lần, lần đầu tiên vào năm 1990.
Hội nghị lần này sẽ thảo luận theo 7 chủ đề chính gồm nông nghiệp châu Á trong phát triển; biến đổi khí hậu và một nền nông nghiệp châu Á bền vững; tăng cường an ninh lương thực châu Á; phát triển hệ thống marketing thực phẩm nông nghiệp châu Á; phát triển nông thôn và đô thị hóa ở châu Á; đầu tư vào nông nghiệp và giảm đói nghèo: nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: vấn đề và chiến lược.
Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã khẳng định châu Á đang hình thành và phát triển trở thành khu vực kinh tế mới của thế giới, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào những thành công và phát triển của châu lục này.
Tuy nhiên, châu Á đang đối mặt với nhiều thách thức. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang tác động ngày một rõ nét và gia tăng rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và an ninh lương thực nói riêng.
Tăng trưởng kinh tế cao một mặt giúp cư dân thành thị cải thiện thu nhập, chất lượng cuộc sống, kéo theo đó nhu cầu tiêu dùng yêu cầu về sinh dưỡng và an toàn thực phẩm....
Mặt khác, tăng trưởng nhanh lại làm rộng ra khoảng cách thu nhập nông thôn-thành thị, nhiều vấn đề nảy sinh mới dẫn đến bất ổn ở nông thôn. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu nghiên cứu mới về kinh tế và đổi mới chiến lược phát triển nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng và ở khu vực châu Á nói chung, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, chính vì vậy việc trao đổi các kết quả nghiên cứu kinh tế, phân tích chính sách, đánh giá tác động của chính sách đến nông thôn, nông dân và các hình mẫu phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn... trong khu vực sẽ được các đại biểu cùng nhau chia sẻ, trong đó quyền lợi của người dân được bảo vệ, ổn định và gia tăng thu nhập, tăng cường an ninh lương thực phù hợp với bối cảnh phát triển mới luôn là vấn đề trọng tâm của hội thảo lần này.
Theo chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020, phát triển sản xuất lúa gạo đã thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực, trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và dự báo nhu cầu chung của thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác khoảng 3,9 triệu ha./.
“Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai” là là chủ đề chính của Hội nghị ASAE lần này, do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội các Nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á (ASAE) tổ chức.
Hội nghị ASAE tổ chức 3 năm một lần, lần đầu tiên vào năm 1990.
Hội nghị lần này sẽ thảo luận theo 7 chủ đề chính gồm nông nghiệp châu Á trong phát triển; biến đổi khí hậu và một nền nông nghiệp châu Á bền vững; tăng cường an ninh lương thực châu Á; phát triển hệ thống marketing thực phẩm nông nghiệp châu Á; phát triển nông thôn và đô thị hóa ở châu Á; đầu tư vào nông nghiệp và giảm đói nghèo: nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: vấn đề và chiến lược.
Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã khẳng định châu Á đang hình thành và phát triển trở thành khu vực kinh tế mới của thế giới, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào những thành công và phát triển của châu lục này.
Tuy nhiên, châu Á đang đối mặt với nhiều thách thức. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang tác động ngày một rõ nét và gia tăng rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và an ninh lương thực nói riêng.
Tăng trưởng kinh tế cao một mặt giúp cư dân thành thị cải thiện thu nhập, chất lượng cuộc sống, kéo theo đó nhu cầu tiêu dùng yêu cầu về sinh dưỡng và an toàn thực phẩm....
Mặt khác, tăng trưởng nhanh lại làm rộng ra khoảng cách thu nhập nông thôn-thành thị, nhiều vấn đề nảy sinh mới dẫn đến bất ổn ở nông thôn. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu nghiên cứu mới về kinh tế và đổi mới chiến lược phát triển nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng và ở khu vực châu Á nói chung, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, chính vì vậy việc trao đổi các kết quả nghiên cứu kinh tế, phân tích chính sách, đánh giá tác động của chính sách đến nông thôn, nông dân và các hình mẫu phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn... trong khu vực sẽ được các đại biểu cùng nhau chia sẻ, trong đó quyền lợi của người dân được bảo vệ, ổn định và gia tăng thu nhập, tăng cường an ninh lương thực phù hợp với bối cảnh phát triển mới luôn là vấn đề trọng tâm của hội thảo lần này.
Theo chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020, phát triển sản xuất lúa gạo đã thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực, trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và dự báo nhu cầu chung của thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác khoảng 3,9 triệu ha./.
Ngọc Dung (Vietnam+)