Theo tờ “Nhật báo pháp luật” của Trung Quốc, nông dân nước này đang sử dụng một lượng hóa chất nhiều gấp đôi so với nông dân ở các quốc gia phát triển.
So với chính mình cách đây 60 năm, nông dân Trung Quốc đã dùng nhiều phân bón hơn gấp 100 lần.
Báo trên dẫn lời Jiang Gaoming, một nhà nghiên cứu tại Viện Thực vật học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết trong 20 năm qua, hơn 1 triệu tấn hóa chất đã được sử dụng trong nông nghiệp.
Việc lạm dụng này đe dọa an toàn thực phẩm và làm ô nhiễm đất cũng như nước ngầm. Nhà nghiên cứu trên nhận xét trong khi tiêu chuẩn quốc tế chỉ cho phép sử dụng lượng phân bón dưới 225kg cho một hécta thì nông dân Trung Quốc dùng tới 434,3 kg.
[Trung Quốc: Hàng loạt dưa hấu tự nổ tung]
Ngoài ra, nhiều loại hóa chất được dùng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bằng cách dùng hormone, gà và vịt có thể đạt mức trưởng thành chỉ trong 28 ngày còn lợn có thể mổ được chỉ sau 2 tháng rưỡi.
Jiang Gaoming cho rằng ít nhất phân nửa hóa chất đang dùng là thuộc diện không cần thiết, ví dụ như hormone tăng trưởng bị lạm dụng dẫn đến tình trạng dưa hấu “nổ như mìn” vừa qua ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.
Chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác, Jiang Gaoming cảnh báo hơn 10 triệu hécta đất nông nghiệp (gần 10% tổng diện tích nông nghiệp Trung Quốc) đã bị ô nhiễm bởi hóa chất. Chuyên gia này cũng đánh động những chất độc hại trong hóa chất nông nghiệp cuối cùng sẽ bị hấp thụ vào cơ thể con người thông qua thực phẩm.
Ngoài hóa chất, đất nông nghiệp Trung Quốc còn bị ô nhiễm bởi nước thải từ ngành công nghiệp nặng. Khoảng 2,2 triệu hécta đất nông nghiệp và 70% sông ngòi đã thành nạn nhân của chất thải công nghiệp.
Jiang Gaoming kêu gọi nông dân dùng phân bón tự nhiên thay cho hóa chất, vì Trung Quốc hàng năm có thể cung cấp tới 2,7 tỷ tấn phân bón tự nhiên từ động vật. Tuy nhiên, loại phân bón có lợi cho môi trường này đang bị lãng phí bởi ngành chăn nuôi gia cầm không có sự kết hợp với ngành trồng trọt./.
So với chính mình cách đây 60 năm, nông dân Trung Quốc đã dùng nhiều phân bón hơn gấp 100 lần.
Báo trên dẫn lời Jiang Gaoming, một nhà nghiên cứu tại Viện Thực vật học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết trong 20 năm qua, hơn 1 triệu tấn hóa chất đã được sử dụng trong nông nghiệp.
Việc lạm dụng này đe dọa an toàn thực phẩm và làm ô nhiễm đất cũng như nước ngầm. Nhà nghiên cứu trên nhận xét trong khi tiêu chuẩn quốc tế chỉ cho phép sử dụng lượng phân bón dưới 225kg cho một hécta thì nông dân Trung Quốc dùng tới 434,3 kg.
[Trung Quốc: Hàng loạt dưa hấu tự nổ tung]
Ngoài ra, nhiều loại hóa chất được dùng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bằng cách dùng hormone, gà và vịt có thể đạt mức trưởng thành chỉ trong 28 ngày còn lợn có thể mổ được chỉ sau 2 tháng rưỡi.
Jiang Gaoming cho rằng ít nhất phân nửa hóa chất đang dùng là thuộc diện không cần thiết, ví dụ như hormone tăng trưởng bị lạm dụng dẫn đến tình trạng dưa hấu “nổ như mìn” vừa qua ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.
Chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác, Jiang Gaoming cảnh báo hơn 10 triệu hécta đất nông nghiệp (gần 10% tổng diện tích nông nghiệp Trung Quốc) đã bị ô nhiễm bởi hóa chất. Chuyên gia này cũng đánh động những chất độc hại trong hóa chất nông nghiệp cuối cùng sẽ bị hấp thụ vào cơ thể con người thông qua thực phẩm.
Ngoài hóa chất, đất nông nghiệp Trung Quốc còn bị ô nhiễm bởi nước thải từ ngành công nghiệp nặng. Khoảng 2,2 triệu hécta đất nông nghiệp và 70% sông ngòi đã thành nạn nhân của chất thải công nghiệp.
Jiang Gaoming kêu gọi nông dân dùng phân bón tự nhiên thay cho hóa chất, vì Trung Quốc hàng năm có thể cung cấp tới 2,7 tỷ tấn phân bón tự nhiên từ động vật. Tuy nhiên, loại phân bón có lợi cho môi trường này đang bị lãng phí bởi ngành chăn nuôi gia cầm không có sự kết hợp với ngành trồng trọt./.
Trung Sơn/Hong Kong (Vietnam+)