Nông dân hai huyện huyện Ea Kar và M’Đrắc của tỉnh Đắk Lắk đang tập trung thu hoạch 8.500ha mía nguyên liệu.
Dự kiến sản lượng đạt khoảng trên 450.000 tấn mía nguyên liệu, để bán cho các nhà máy đường Công ty cổ phần mía đường 333 (đóng tại địa bàn huyện Ea Kar, Đắk Lắk), Nhà máy đường Tâm Thắng (Đắk Nông), Nhà máy đường A Yun Pa (Gia Lai), Nhà máy đường Tuy Hòa (Phú Yên), các nhà máy đường Ninh Hòa và Cam Ranh (Khánh Hòa).
Hiện nay, nguồn mía nguyên liệu được phát triển trên diện tích rộng lớn của các xã Ea Tih, Cư Huê, Cư Bông, Cư Ni, Ea Knốp, Ea Sô, Ea Sar, Ea Pal (huyện Ea Kar), Ea Pil, Krông Á, Krông Zin và Ea Lai (M’Đrăc).
Với diện tích canh tác hiện có, bà con nông dân đã cung cấp 200.000 tấn mía cây cho Nhà máy đường 333 với giá bán theo hợp đồng bao tiêu nguyên liệu đã ký từ trước và các nhà máy đường ngoài tỉnh được cung cấp từ 70 đến 90.000 tấn mía cây với giá thoả thuận. Việc mua bán nguồn mía nguyên liệu giữa những hộ nông dân với các nhà máy đường được tiến hành nhanh gọn và việc giao hàng, tiền sòng phẳng.
Phục vụ cho phát triển nguồn mía nguyên liệu, Công ty cổ phần mía đường 333 đã ứng trước cho bà con nông dân trong huyện Ea Kar trên 40 tỷ đồng để chủ động sản xuất. Trước khi bước vào thời vụ chặt mía, các nhà máy đường ngoại tỉnh đã ứng tiền trước cho nông dân để giải quyết nguồn vốn sản xuất và công chặt mía cây./.
Dự kiến sản lượng đạt khoảng trên 450.000 tấn mía nguyên liệu, để bán cho các nhà máy đường Công ty cổ phần mía đường 333 (đóng tại địa bàn huyện Ea Kar, Đắk Lắk), Nhà máy đường Tâm Thắng (Đắk Nông), Nhà máy đường A Yun Pa (Gia Lai), Nhà máy đường Tuy Hòa (Phú Yên), các nhà máy đường Ninh Hòa và Cam Ranh (Khánh Hòa).
Hiện nay, nguồn mía nguyên liệu được phát triển trên diện tích rộng lớn của các xã Ea Tih, Cư Huê, Cư Bông, Cư Ni, Ea Knốp, Ea Sô, Ea Sar, Ea Pal (huyện Ea Kar), Ea Pil, Krông Á, Krông Zin và Ea Lai (M’Đrăc).
Với diện tích canh tác hiện có, bà con nông dân đã cung cấp 200.000 tấn mía cây cho Nhà máy đường 333 với giá bán theo hợp đồng bao tiêu nguyên liệu đã ký từ trước và các nhà máy đường ngoài tỉnh được cung cấp từ 70 đến 90.000 tấn mía cây với giá thoả thuận. Việc mua bán nguồn mía nguyên liệu giữa những hộ nông dân với các nhà máy đường được tiến hành nhanh gọn và việc giao hàng, tiền sòng phẳng.
Phục vụ cho phát triển nguồn mía nguyên liệu, Công ty cổ phần mía đường 333 đã ứng trước cho bà con nông dân trong huyện Ea Kar trên 40 tỷ đồng để chủ động sản xuất. Trước khi bước vào thời vụ chặt mía, các nhà máy đường ngoại tỉnh đã ứng tiền trước cho nông dân để giải quyết nguồn vốn sản xuất và công chặt mía cây./.
Nguyễn Tiên Tri (TTXVN/Vietnam+)