Mới chỉ đầu vụ nhưng giá mía 8 chữ đường ở tỉnh Bến Tre đã lên tới 720.000đ/tấn, cao hơn cả giá 550.000đ/tấn dành cho loại 10 chữ đường mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra.
Với giá này, người trồng mía lãi trên 34 triệu đồng/ha. Nguyên nhân đẩy giá mía tăng là do thời gian gần đây, giá đường trong nước tăng mạnh.
Giá mía tăng nhưng diện tích mía ở Bến Tre lại giảm, chỉ còn khoảng 5.000 ha, trong đó 60% diện tích là chuyên canh.
Còn ở tỉnh Trà Vinh, bên cạnh niềm vui trúng mùa được giá, không ít hộ trồng mía ở tỉnh này “mất ngủ” vì đã bán mía non với giá rẻ cho thương lái trước khi các nhà máy đường đi vào hoạt động.
Tình trạng này đã xảy ra khá phổ biến ở vùng mía nguyên liệu thuộc hai huyện Trà Cú và Tiểu Cần.
Niên vụ 2008- 2009, tỉnh Trà Vinh trồng được hơn 6.000 ha mía, trong đó có khoảng 20 - 30% diện tích bà con đã bán cho thương lái cách đây từ 1- 3 tháng.
Tính riêng mía nguyên liệu loại 10 chữ đường, so với giá 850 đồng/kg mà nhà máy đường Trà Vinh hiện mua vào thì bà con bán mía non cho tư thương đã bị thiệt từ 200- 300 đồng/kg.
Thiệt hại này còn có thể cao hơn nữa khi nhu cầu mía nguyên liệu của các nhà máy đường trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng trong thời gian tới./.
Với giá này, người trồng mía lãi trên 34 triệu đồng/ha. Nguyên nhân đẩy giá mía tăng là do thời gian gần đây, giá đường trong nước tăng mạnh.
Giá mía tăng nhưng diện tích mía ở Bến Tre lại giảm, chỉ còn khoảng 5.000 ha, trong đó 60% diện tích là chuyên canh.
Còn ở tỉnh Trà Vinh, bên cạnh niềm vui trúng mùa được giá, không ít hộ trồng mía ở tỉnh này “mất ngủ” vì đã bán mía non với giá rẻ cho thương lái trước khi các nhà máy đường đi vào hoạt động.
Tình trạng này đã xảy ra khá phổ biến ở vùng mía nguyên liệu thuộc hai huyện Trà Cú và Tiểu Cần.
Niên vụ 2008- 2009, tỉnh Trà Vinh trồng được hơn 6.000 ha mía, trong đó có khoảng 20 - 30% diện tích bà con đã bán cho thương lái cách đây từ 1- 3 tháng.
Tính riêng mía nguyên liệu loại 10 chữ đường, so với giá 850 đồng/kg mà nhà máy đường Trà Vinh hiện mua vào thì bà con bán mía non cho tư thương đã bị thiệt từ 200- 300 đồng/kg.
Thiệt hại này còn có thể cao hơn nữa khi nhu cầu mía nguyên liệu của các nhà máy đường trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng trong thời gian tới./.
(TTXVN/Vietnam+)