Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005 sẽ được đưa ra trình Quốc hội xem xét.
Nội dung sửa đổi gồm 22 trên 120 điều, bổ sung mới 1 mục với 3 điều. Đó là các quy định liên quan đến phổ cập giáo dục mầm non (5 tuổi); thay chính sách miễn học phí bằng chính sách bãi bỏ khoản nợ tín dụng ưu đãi cho sinh viên sư phạm sau 3 năm phục vụ đúng ngành.
Bên cạnh đó là các vấn đề về sách giáo khoa, giáo trình bậc đại học, kiểm định chất lượng giáo dục...
Quy trình lập trường đại học mới phải qua 2 giai đoạn
Một số nội dung của việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này đã làm “nóng” lên các vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận. Bức xúc hàng đầu hiện nay là chất lượng các trường đại học mới thành lập.
Một số trường mới ra đời (hoặc nâng cấp từ cao đẳng lên) nhưng điều kiện hoạt động không đảm bảo vì cơ sở giảng dạy mỗi năm thuê một nơi; thư viện, trang thiết bị, giáo trình không có; đặc biệt, đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng vừa kém về trình độ. Cá biệt như Đại học Phan Thiết còn mạo danh tên tuổi của các giáo sư, tiến sĩ làm giảng viên để xin thành lập.
Từ thực trạng này, nhiều ý kiến đề xuất phải thay đổi quy trình thành lập trường đại học. Cũng có ý kiến đòi hỏi phải truy xét trách nhiệm những cá nhân, cơ quan thẩm định và tư vấn phê duyệt dự án thành lập trường.
Ban soạn thảo sửa đổi luật đề nghị phải tách khâu thành lập trường thành 2 giai đoạn (Điều 50): Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục.
Trong giai đoạn 2 là điều kiện cho phép hoạt động giáo dục, Luật Giáo dục sửa đổi đặt yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên lên hàng đầu. Bởi trong thực tế, đội ngũ này chỉ phát huy khi bắt đầu hoạt động dạy và học.
Chủ tịch một trường đại học nhận xét, đây là quy định phù hợp vì không lẽ gì trong suốt quá trình lập đề án thành lập trường (có khi kéo dài nhiều năm) chủ đầu tư vẫn phải trả hợp đồng thuê các giảng viên dù họ chưa lên lớp. Nhưng khi đã tuyển sinh, nhất định phải có đủ giảng viên và cán bộ quản lý. Đủ ở đây không chỉ là đủ về số lượng, đạt về trình độ mà còn phải đúng về cơ cấu ngành nghề. Có nghĩa là nhà quản lý phải có kinh nghiệm, trình độ cao về quản trị đại học chứ không phải là cứ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là được.
Cũng như vậy, đội ngũ giảng viên nhà trường cũng phải có trình độ phù hợp ngành đào tạo của trường.
Theo Giáo sư Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội "Cán bộ, giảng viên phải là tiêu chí hàng đầu khi thành lập trường đại học. Hiện nay, trong Dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục về điều kiện thành lập trường đại học, các yếu tố như cơ sở vật chất, đất đai được đưa lên đầu tiên, còn đội ngũ giảng viên lại đặt ở cuối cùng.
Trên thực tế, khi xem xét cho phép thành lập các trường đại học, nhất là trường ngoài công lập, thì có vẻ như Bộ Giáo dục-Đào tạo coi trọng hơn việc đề án có bao nhiêu đất, dự kiến xây dựng ra sao…
Tôi cho rằng, điều kiện thành lập một trường đại học thì yếu tố quyết định là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đạt tiêu chuẩn. Điều kiện này phải đưa lên hàng đầu, mang tính quyết định trong việc quyết định thành lập một trường".
Trong khi đó, Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Đỗ Sanh, Hội Cơ học Việt Nam cho rằng: "Luật cần phân cấp, phân quyền lớn hơn nữa. Trong điều 16 của Luật sửa đổi, bổ sung có ghi: “Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm sự phát triển sự nghiệp giáo dục”.
Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Đỗ Sanh đặt vấn đề "Đây là quy định riêng cho khối công lập hay cả tư thục? Nâng cao chất lượng đội ngũ nên đưa vào quy định chất lượng và các trường phải chịu trách nhiệm. Với cách làm hiện nay thì chất lượng chưa tốt. Hiện nay, trong đào tạo tiến sĩ cũng cần phải điều chỉnh.
Cụ thể ở Khoản 4, Điều 38, cách đặt vấn đề về thời gian như thế vẫn theo lối tư duy cũ. Nên quy định cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh phải có trách nhiệm toàn diện đối với nghiên cứu sinh, kể cả quản lý hành chính. Nếu không đây sẽ là kẽ hở để cho “ra lò” các “tiến sĩ rởm”. Đồng thời cũng nên bỏ phần “Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo… quy định cụ thể việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn người đã tốt nghiệp đại học”.
Xiết chặt quản lý bằng phân cấp mạnh cho cơ sở
Quy định về việc lập trường đại học cần phải chặt chẽ và có ý nghĩa tạo nền móng. Nhưng quản lý như thế nào trong suốt quá trình hoạt động mới là điều then chốt đảm bảo cho chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao - yếu tố cạnh tranh hàng đầu của Việt Nam khi hội nhập quốc tế.
Dễ dàng nhận thấy trong vài năm gần đây, việc quản lý đại học của Việt Nam đang tỏ ra rất bất cập, không theo kịp tốc độ phát triển của bậc học này.
Sau 22 năm (từ 1987 đến 2009), cả nước đã tăng từ 101 trường đại học, cao đẳng lên 376 trường; tổng số sinh viên tăng từ hơn 133.000 lên hơn 1,7 triệu. Trong khi đó, số giảng viên chỉ tăng từ hơn 20.000 người lên hơn 61.000.
Từ chỗ trung bình cả nước có 6,6 sinh viên/giảng viên năm 1987 thì đến năm 2009 lên tới 28 sinh viên/giảng viên, thậm chí có trường lên tới gần 100 sinh viên/giảng viên.
Nếu trước đây chúng ta chỉ có đại học công lập do cấp Trung ương quản lý thì nay đã có cả đại học tư thục, đại học liên kết quốc tế, đại học vùng, cộng đồng…
Như vậy, quy mô phát triển của các trường đại học nhảy vọt nhưng phương pháp quản lý các trường hơn 20 năm qua cơ bản không thay đổi.
Trong khi đó, Vụ Giáo dục Đại học của Bộ chỉ có vài chục cán bộ, chuyên viên.
Ông Nguyễn Thế Cương, chuyên viên pháp chế của Bộ Giáo dục-Đào tạo, người tham gia nhiều chuyến khảo sát cơ sở, cho biết hiện nay, các sở giáo dục và đào tạo không được giao nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học.
Vì vậy, nhiều sai phạm về quản lý đào tạo, tài chính, tuyển dụng, hợp tác quốc tế… ở các cơ sở giáo dục đại học chậm được phát hiện và xử lý.
Giải quyết những bất cập nêu trên, tại Khoản 4, Điều 100, Luật Giáo dục sửa đổi đề nghị bổ sung quy định giao Ủy ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn, trong đó có việc quản lý trường đại học.
Đây cũng là việc cần thiết để góp phần hoàn chỉnh hệ thống quản lý, giám sát trường đại học còn khoảng trống hiện nay.
Quy định này cũng cho thấy Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã được xây dựng theo tinh thần phân cấp mạnh, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giám sát ngay từ cơ sở.
Với việc kiến nghị sửa đổi các quy định liên quan đến: Thay đổi quy trình thành lập mới trường đại học; bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống quản lý giáo dục đại học từ Trung ương tới địa phương; việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này đã với tới những vấn đề “nóng bỏng” nhất của đời sống giáo dục Việt Nam; tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, loại bỏ những kẽ hở và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Tuy nhiên, như nhiều nhà khoa học đã phát biểu: Cần phải có chế tài "mạnh" ngay trong luật. Có như vậy Luật giáo dục mới trở thành công cụ điều tiết mọi hoạt động giáo dục đang diễn ra trong đời sống./.
Nội dung sửa đổi gồm 22 trên 120 điều, bổ sung mới 1 mục với 3 điều. Đó là các quy định liên quan đến phổ cập giáo dục mầm non (5 tuổi); thay chính sách miễn học phí bằng chính sách bãi bỏ khoản nợ tín dụng ưu đãi cho sinh viên sư phạm sau 3 năm phục vụ đúng ngành.
Bên cạnh đó là các vấn đề về sách giáo khoa, giáo trình bậc đại học, kiểm định chất lượng giáo dục...
Quy trình lập trường đại học mới phải qua 2 giai đoạn
Một số nội dung của việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này đã làm “nóng” lên các vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận. Bức xúc hàng đầu hiện nay là chất lượng các trường đại học mới thành lập.
Một số trường mới ra đời (hoặc nâng cấp từ cao đẳng lên) nhưng điều kiện hoạt động không đảm bảo vì cơ sở giảng dạy mỗi năm thuê một nơi; thư viện, trang thiết bị, giáo trình không có; đặc biệt, đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng vừa kém về trình độ. Cá biệt như Đại học Phan Thiết còn mạo danh tên tuổi của các giáo sư, tiến sĩ làm giảng viên để xin thành lập.
Từ thực trạng này, nhiều ý kiến đề xuất phải thay đổi quy trình thành lập trường đại học. Cũng có ý kiến đòi hỏi phải truy xét trách nhiệm những cá nhân, cơ quan thẩm định và tư vấn phê duyệt dự án thành lập trường.
Ban soạn thảo sửa đổi luật đề nghị phải tách khâu thành lập trường thành 2 giai đoạn (Điều 50): Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục.
Trong giai đoạn 2 là điều kiện cho phép hoạt động giáo dục, Luật Giáo dục sửa đổi đặt yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên lên hàng đầu. Bởi trong thực tế, đội ngũ này chỉ phát huy khi bắt đầu hoạt động dạy và học.
Chủ tịch một trường đại học nhận xét, đây là quy định phù hợp vì không lẽ gì trong suốt quá trình lập đề án thành lập trường (có khi kéo dài nhiều năm) chủ đầu tư vẫn phải trả hợp đồng thuê các giảng viên dù họ chưa lên lớp. Nhưng khi đã tuyển sinh, nhất định phải có đủ giảng viên và cán bộ quản lý. Đủ ở đây không chỉ là đủ về số lượng, đạt về trình độ mà còn phải đúng về cơ cấu ngành nghề. Có nghĩa là nhà quản lý phải có kinh nghiệm, trình độ cao về quản trị đại học chứ không phải là cứ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là được.
Cũng như vậy, đội ngũ giảng viên nhà trường cũng phải có trình độ phù hợp ngành đào tạo của trường.
Theo Giáo sư Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội "Cán bộ, giảng viên phải là tiêu chí hàng đầu khi thành lập trường đại học. Hiện nay, trong Dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục về điều kiện thành lập trường đại học, các yếu tố như cơ sở vật chất, đất đai được đưa lên đầu tiên, còn đội ngũ giảng viên lại đặt ở cuối cùng.
Trên thực tế, khi xem xét cho phép thành lập các trường đại học, nhất là trường ngoài công lập, thì có vẻ như Bộ Giáo dục-Đào tạo coi trọng hơn việc đề án có bao nhiêu đất, dự kiến xây dựng ra sao…
Tôi cho rằng, điều kiện thành lập một trường đại học thì yếu tố quyết định là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đạt tiêu chuẩn. Điều kiện này phải đưa lên hàng đầu, mang tính quyết định trong việc quyết định thành lập một trường".
Trong khi đó, Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Đỗ Sanh, Hội Cơ học Việt Nam cho rằng: "Luật cần phân cấp, phân quyền lớn hơn nữa. Trong điều 16 của Luật sửa đổi, bổ sung có ghi: “Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm sự phát triển sự nghiệp giáo dục”.
Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Đỗ Sanh đặt vấn đề "Đây là quy định riêng cho khối công lập hay cả tư thục? Nâng cao chất lượng đội ngũ nên đưa vào quy định chất lượng và các trường phải chịu trách nhiệm. Với cách làm hiện nay thì chất lượng chưa tốt. Hiện nay, trong đào tạo tiến sĩ cũng cần phải điều chỉnh.
Cụ thể ở Khoản 4, Điều 38, cách đặt vấn đề về thời gian như thế vẫn theo lối tư duy cũ. Nên quy định cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh phải có trách nhiệm toàn diện đối với nghiên cứu sinh, kể cả quản lý hành chính. Nếu không đây sẽ là kẽ hở để cho “ra lò” các “tiến sĩ rởm”. Đồng thời cũng nên bỏ phần “Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo… quy định cụ thể việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn người đã tốt nghiệp đại học”.
Xiết chặt quản lý bằng phân cấp mạnh cho cơ sở
Quy định về việc lập trường đại học cần phải chặt chẽ và có ý nghĩa tạo nền móng. Nhưng quản lý như thế nào trong suốt quá trình hoạt động mới là điều then chốt đảm bảo cho chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao - yếu tố cạnh tranh hàng đầu của Việt Nam khi hội nhập quốc tế.
Dễ dàng nhận thấy trong vài năm gần đây, việc quản lý đại học của Việt Nam đang tỏ ra rất bất cập, không theo kịp tốc độ phát triển của bậc học này.
Sau 22 năm (từ 1987 đến 2009), cả nước đã tăng từ 101 trường đại học, cao đẳng lên 376 trường; tổng số sinh viên tăng từ hơn 133.000 lên hơn 1,7 triệu. Trong khi đó, số giảng viên chỉ tăng từ hơn 20.000 người lên hơn 61.000.
Từ chỗ trung bình cả nước có 6,6 sinh viên/giảng viên năm 1987 thì đến năm 2009 lên tới 28 sinh viên/giảng viên, thậm chí có trường lên tới gần 100 sinh viên/giảng viên.
Nếu trước đây chúng ta chỉ có đại học công lập do cấp Trung ương quản lý thì nay đã có cả đại học tư thục, đại học liên kết quốc tế, đại học vùng, cộng đồng…
Như vậy, quy mô phát triển của các trường đại học nhảy vọt nhưng phương pháp quản lý các trường hơn 20 năm qua cơ bản không thay đổi.
Trong khi đó, Vụ Giáo dục Đại học của Bộ chỉ có vài chục cán bộ, chuyên viên.
Ông Nguyễn Thế Cương, chuyên viên pháp chế của Bộ Giáo dục-Đào tạo, người tham gia nhiều chuyến khảo sát cơ sở, cho biết hiện nay, các sở giáo dục và đào tạo không được giao nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học.
Vì vậy, nhiều sai phạm về quản lý đào tạo, tài chính, tuyển dụng, hợp tác quốc tế… ở các cơ sở giáo dục đại học chậm được phát hiện và xử lý.
Giải quyết những bất cập nêu trên, tại Khoản 4, Điều 100, Luật Giáo dục sửa đổi đề nghị bổ sung quy định giao Ủy ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn, trong đó có việc quản lý trường đại học.
Đây cũng là việc cần thiết để góp phần hoàn chỉnh hệ thống quản lý, giám sát trường đại học còn khoảng trống hiện nay.
Quy định này cũng cho thấy Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã được xây dựng theo tinh thần phân cấp mạnh, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giám sát ngay từ cơ sở.
Với việc kiến nghị sửa đổi các quy định liên quan đến: Thay đổi quy trình thành lập mới trường đại học; bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống quản lý giáo dục đại học từ Trung ương tới địa phương; việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này đã với tới những vấn đề “nóng bỏng” nhất của đời sống giáo dục Việt Nam; tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, loại bỏ những kẽ hở và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Tuy nhiên, như nhiều nhà khoa học đã phát biểu: Cần phải có chế tài "mạnh" ngay trong luật. Có như vậy Luật giáo dục mới trở thành công cụ điều tiết mọi hoạt động giáo dục đang diễn ra trong đời sống./.
(Tin Tức/Vietnam+)