Sinh ra và lớn lên trên vùng Biển Hồ ở Campuchia (Tonle Sap, là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2007), nhưng ông Lê Hoàng và những người gốc Việt nơi đây vẫn có cảm giác bồi hồi mỗi khi nhắc đến quê hương gốc gác miền Nam của mình.
Để thỏa nỗi nhớ quê, tối tối họ thường tụ tập ở nhà ai đó, ngâm nga vài bài vọng cổ theo lối đàn ca tài tử cho khuây khỏa, vợi bớt…
{Tiến sỹ Lee và cuộc gìn giữ giá trị Việt trên Internet}
Từ thuở “tha phương cầu thực”…
“Theo lời cha, quê hương tôi là một làng chài nhỏ thuộc tỉnh Bạc Liêu, nhưng từ thời ông bà nội tôi, cùng nhiều người dân trong ấp, đã phải dời ngược dòng Cửu Long-MeKong lên tận Biển Hồ ngày nay kiếm sống,” ông Hoàng bồi hồi kể.
Cách trung tâm thành phố Siem Riep khoảng 30 phút chạy ôtô, nơi ông Hoàng sống bây giờ là ấp Cồn Quạ (tiếng Campuchia: Koh K’et), xã Reng Tưl, tỉnh Pursat có hơn 200 hộ gia đình người gốc Việt, chiếm 10% tổng số người Việt rải rác bờ Biển Hồ.
Bà con người Việt ở đây cùng người dân địa phương sống trên những căn nhà bè tạm bợ-dùng tre ken chặt làm “móng” cho nhà nổi trên mặt nước, cột và tường nhà bằng gỗ, mái trước lợp rơm, rạ, cỏ tranh, nay dùng tôn để tránh mưa gió làm tốc mái, làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Sống theo lối quần cư, cùng nhau gồng mình chống lại mưa bão, hoặc đẩy nhà bè ra xa bờ khi mùa nước cạn, vì thế cuộc sống của họ cũng vô cùng khó khăn. Hình ảnh những nhà bè, ghe thuyền nơi đây dễ liên tưởng tới vùng nước nổi miền Tây Việt Nam, nhưng người dân lại sống vất vả và khắc khổ hơn do cuộc sống lênh đênh tạm bợ phụ thuộc vào con nước.
“Hàng năm, từ khoảng tháng Sáu đến tháng Mười là mùa cá sinh sản, người dân không được đánh bắt, nên hầu như nhà nào cũng nuôi thêm bè cá trê, cá tra, thậm chí nuôi lợn, hoặc làm mắm cá mang lên các chợ bán lấy tiền mua gạo, rau quả và thực phẩm khác. Thanh niên sức dài vai rộng thì lên bờ đi làm thuê làm mướn, từ thợ xây, bốc vác, đến chạy xe ôm tại các thành phố Siem Reap, Pursat hay các thị trấn huyện lỵ Krakor, Kan Dieng, nhiều cháu khác thì mong muốn đi làm công nhân cao su,” ông Hoàng cho biết.
Sau hàng trăm năm lưu lạc đến định cư trên vùng nước này, đến nay hầu hết các làng, ấp người Việt trên Biển Hồ đều đã dựng lên được các cửa hàng bán lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình với quy mô nhỏ lẻ. Mới chỉ 50% các hộ gia đình có tivi lấy nguồn điện sử dụng từ ắcquy, pin.
Còn những trạm bán xăng dầu, nhà xưởng sửa chữa máy thuyền, nhà máy lọc nước, trường học, chùa chiền, nhà thờ, nhà sinh hoạt cộng đồng hay các cửa hàng lớn là của người dân bản địa.
Khó khăn nhất với bà con là hầu hết các ấp không có cơ sở y tế nên mỗi lần ốm đều phải đi thuyền lên bờ vào bệnh viện mới được khám và điều trị.
Đến chuyện học tiếng Việt
Ở ấp Cồn Quạ, cộng đồng người Việt vẫn dùng tiếng mẹ đẻ là chính, một phần nhờ sự cố gắng của các thế hệ cha ông trong việc gìn giữ tiếng Việt, phần khác là nhờ lớp học tiếng Việt dành cho con em kiều bào với sỹ số trung bình 70 em liên tục được duy trì. Đa số các em vẫn nói sõi, đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Lớp học trụ vững được là nhờ Quỹ hỗ trợ cộng đồng và các nhà hảo tâm trong nước tài trợ. Các em được học từ lớp 1 đến lớp 5 với sách giáo khoa Việt Nam, học phí 200-300 riel/tháng.
Nhưng ông Lê Hoàng cũng buồn rầu cho biết, thời gian qua cô giáo Loan, người đã dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh, bị bệnh nặng, không thể tiếp tục dạy nữa. Sau bốn tháng bị gián đoạn may mắn là nay các em đã được trở lại lớp học với thầy giáo Trần Văn Tâm, sách, vở tập viết và bút đều được các nhà hảo tâm trong nước tài trợ (gần đây nhất là của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tặng).
Tuy nhiên, ông Hoàng cũng bày tỏ lo ngại, do không giao lưu với con em người địa phương nên tiếng Campuchia của con em người Việt còn rất hạn chế. Đây cũng là khó khăn và mối bận tâm chung của các bậc phụ huynh.
Được biết, hiện tại trên Biển Hồ, tương tự như lớp tiếng Việt tại ấp Cồn Quạ còn có 11 lớp học tiếng Việt ở các ấp, xã khác với gần 1.000 em, 18 giáo viên (15 giáo viên dạy tiếng Việt, ba giáo viên dạy tiếng Khmer).
Trong số này, Hội Việt kiều trực tiếp quản lý 03 trường tại xã Chong Kneas, Siem Reap (300 em); xã Kampong Luông, Pursat (102 em) và cả ở ấp Cồn Quạ.
Ngoài ra, có 2 trường học Việt Nam của người Thiên chúa giáo (tại xã Kampong Luong có 180 em, xã Chong Kneas 30 em), còn lại là các lớp học Việt Nam tư nhân do kiều bào tự mở, rải rác ở các ấp, xã mỗi lớp trong bình từ 30-50 em.
Ông Lê Hoàng đánh giá, chất lượng giáo dục tại các Trường, lớp học này chưa được tốt. Vì trình độ giáo viên thấp và một số bậc phu huynh thường giữ con em ở nhà phụ giúp việc gia đình, nhất là vào mùa đánh bắt cá, việc đến lớp học của các em thường bị gián đoạn.
Thiệt thòi nhất là sau khi học hết lớp bốn ở Trường Việt Nam, các em không thể theo học lớp năm tại các Trường Campuchia do không nói và viết được tiếng Khmer hoàn chỉnh và nhất là không có giấy khai sinh Campuchia.
Để duy trì việc dạy và học, hiện các Hội người Việt đã điều chỉnh, thuê thêm thầy cô dạy tiếng Khmer. “Nhưng khó khăn nhất vẫn là thiếu kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên, khoản này mới chỉ trông chờ vào sự đóng góp, tài trợ của các đoàn nhân đạo từ thiện cung cấp,” ông Hoàng bày tỏ.
Với mong muốn tháo gỡ “nút thắt” này, Tổng Hội người Việt ở Campuchia đang xây dựng kế hoạch xin vay vốn Ngân hàng để mở Tổng đại lý bán hàng Việt Nam, giao cho các Hội địa phương làm đại lý, lợi nhuận sẽ được dùng cho việc dạy và học./.
Để thỏa nỗi nhớ quê, tối tối họ thường tụ tập ở nhà ai đó, ngâm nga vài bài vọng cổ theo lối đàn ca tài tử cho khuây khỏa, vợi bớt…
{Tiến sỹ Lee và cuộc gìn giữ giá trị Việt trên Internet}
Từ thuở “tha phương cầu thực”…
“Theo lời cha, quê hương tôi là một làng chài nhỏ thuộc tỉnh Bạc Liêu, nhưng từ thời ông bà nội tôi, cùng nhiều người dân trong ấp, đã phải dời ngược dòng Cửu Long-MeKong lên tận Biển Hồ ngày nay kiếm sống,” ông Hoàng bồi hồi kể.
Cách trung tâm thành phố Siem Riep khoảng 30 phút chạy ôtô, nơi ông Hoàng sống bây giờ là ấp Cồn Quạ (tiếng Campuchia: Koh K’et), xã Reng Tưl, tỉnh Pursat có hơn 200 hộ gia đình người gốc Việt, chiếm 10% tổng số người Việt rải rác bờ Biển Hồ.
Bà con người Việt ở đây cùng người dân địa phương sống trên những căn nhà bè tạm bợ-dùng tre ken chặt làm “móng” cho nhà nổi trên mặt nước, cột và tường nhà bằng gỗ, mái trước lợp rơm, rạ, cỏ tranh, nay dùng tôn để tránh mưa gió làm tốc mái, làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Sống theo lối quần cư, cùng nhau gồng mình chống lại mưa bão, hoặc đẩy nhà bè ra xa bờ khi mùa nước cạn, vì thế cuộc sống của họ cũng vô cùng khó khăn. Hình ảnh những nhà bè, ghe thuyền nơi đây dễ liên tưởng tới vùng nước nổi miền Tây Việt Nam, nhưng người dân lại sống vất vả và khắc khổ hơn do cuộc sống lênh đênh tạm bợ phụ thuộc vào con nước.
“Hàng năm, từ khoảng tháng Sáu đến tháng Mười là mùa cá sinh sản, người dân không được đánh bắt, nên hầu như nhà nào cũng nuôi thêm bè cá trê, cá tra, thậm chí nuôi lợn, hoặc làm mắm cá mang lên các chợ bán lấy tiền mua gạo, rau quả và thực phẩm khác. Thanh niên sức dài vai rộng thì lên bờ đi làm thuê làm mướn, từ thợ xây, bốc vác, đến chạy xe ôm tại các thành phố Siem Reap, Pursat hay các thị trấn huyện lỵ Krakor, Kan Dieng, nhiều cháu khác thì mong muốn đi làm công nhân cao su,” ông Hoàng cho biết.
Sau hàng trăm năm lưu lạc đến định cư trên vùng nước này, đến nay hầu hết các làng, ấp người Việt trên Biển Hồ đều đã dựng lên được các cửa hàng bán lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình với quy mô nhỏ lẻ. Mới chỉ 50% các hộ gia đình có tivi lấy nguồn điện sử dụng từ ắcquy, pin.
Còn những trạm bán xăng dầu, nhà xưởng sửa chữa máy thuyền, nhà máy lọc nước, trường học, chùa chiền, nhà thờ, nhà sinh hoạt cộng đồng hay các cửa hàng lớn là của người dân bản địa.
Khó khăn nhất với bà con là hầu hết các ấp không có cơ sở y tế nên mỗi lần ốm đều phải đi thuyền lên bờ vào bệnh viện mới được khám và điều trị.
Đến chuyện học tiếng Việt
Ở ấp Cồn Quạ, cộng đồng người Việt vẫn dùng tiếng mẹ đẻ là chính, một phần nhờ sự cố gắng của các thế hệ cha ông trong việc gìn giữ tiếng Việt, phần khác là nhờ lớp học tiếng Việt dành cho con em kiều bào với sỹ số trung bình 70 em liên tục được duy trì. Đa số các em vẫn nói sõi, đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Lớp học trụ vững được là nhờ Quỹ hỗ trợ cộng đồng và các nhà hảo tâm trong nước tài trợ. Các em được học từ lớp 1 đến lớp 5 với sách giáo khoa Việt Nam, học phí 200-300 riel/tháng.
Nhưng ông Lê Hoàng cũng buồn rầu cho biết, thời gian qua cô giáo Loan, người đã dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh, bị bệnh nặng, không thể tiếp tục dạy nữa. Sau bốn tháng bị gián đoạn may mắn là nay các em đã được trở lại lớp học với thầy giáo Trần Văn Tâm, sách, vở tập viết và bút đều được các nhà hảo tâm trong nước tài trợ (gần đây nhất là của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tặng).
Tuy nhiên, ông Hoàng cũng bày tỏ lo ngại, do không giao lưu với con em người địa phương nên tiếng Campuchia của con em người Việt còn rất hạn chế. Đây cũng là khó khăn và mối bận tâm chung của các bậc phụ huynh.
Được biết, hiện tại trên Biển Hồ, tương tự như lớp tiếng Việt tại ấp Cồn Quạ còn có 11 lớp học tiếng Việt ở các ấp, xã khác với gần 1.000 em, 18 giáo viên (15 giáo viên dạy tiếng Việt, ba giáo viên dạy tiếng Khmer).
Trong số này, Hội Việt kiều trực tiếp quản lý 03 trường tại xã Chong Kneas, Siem Reap (300 em); xã Kampong Luông, Pursat (102 em) và cả ở ấp Cồn Quạ.
Ngoài ra, có 2 trường học Việt Nam của người Thiên chúa giáo (tại xã Kampong Luong có 180 em, xã Chong Kneas 30 em), còn lại là các lớp học Việt Nam tư nhân do kiều bào tự mở, rải rác ở các ấp, xã mỗi lớp trong bình từ 30-50 em.
Ông Lê Hoàng đánh giá, chất lượng giáo dục tại các Trường, lớp học này chưa được tốt. Vì trình độ giáo viên thấp và một số bậc phu huynh thường giữ con em ở nhà phụ giúp việc gia đình, nhất là vào mùa đánh bắt cá, việc đến lớp học của các em thường bị gián đoạn.
Thiệt thòi nhất là sau khi học hết lớp bốn ở Trường Việt Nam, các em không thể theo học lớp năm tại các Trường Campuchia do không nói và viết được tiếng Khmer hoàn chỉnh và nhất là không có giấy khai sinh Campuchia.
Để duy trì việc dạy và học, hiện các Hội người Việt đã điều chỉnh, thuê thêm thầy cô dạy tiếng Khmer. “Nhưng khó khăn nhất vẫn là thiếu kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên, khoản này mới chỉ trông chờ vào sự đóng góp, tài trợ của các đoàn nhân đạo từ thiện cung cấp,” ông Hoàng bày tỏ.
Với mong muốn tháo gỡ “nút thắt” này, Tổng Hội người Việt ở Campuchia đang xây dựng kế hoạch xin vay vốn Ngân hàng để mở Tổng đại lý bán hàng Việt Nam, giao cho các Hội địa phương làm đại lý, lợi nhuận sẽ được dùng cho việc dạy và học./.
Xuân Mai (Vietnam+)