Nối gót diễn biến ảm đạm trong phiên trước tại thị trường Mỹ và châu Âu, chứng khoán châu Á cũng đồng loạt "đỏ sàn" trong phiên giao dịch ngày 12/6.
Diễn biến trên xảy ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã khép lại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vừa qua với việc nâng mức đánh giá về tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước trong tháng thứ sáu liên tiếp và quyết định không tung ra thêm các biện pháp bổ sung để kiềm chế đà tăng lãi suất, một yếu tố có thể cản trở đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tiếp tục giảm 28,30 điểm (0,21%), xuống còn 13.289,32 điểm, sau khi đã mất 1,45% trong phiên giao dịch trước đó. Mặc dù trong phiên này, đồng USD đã bật tăng trở lại so với đồng yen, song thị trường cổ phiếu nước này vẫn đi xuống sau kết quả đáng thất vọng của cuộc họp chính sách của BoJ.
Ủy ban Chính sách của BoJ gồm chín thành viên đã bỏ phiếu đồng lòng giữ nguyên chính sách tiền tệ lỏng mà ngân hàng này công bố hồi tháng 4/2013, trong đó trọng tâm là tăng gấp đôi cơ sở tiền tệ trong hai năm và đẩy mạnh mua trái phiếu của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại thị trường Sydney của Australia và Seoul của Hàn Quốc, chỉ số S&P/ASX200 và Kospi cũng lần lượt hạ 32,6 điểm (0,69%) và 21,45 điểm (0,48%), xuống còn 4.724,5 điểm và 4.442,12 điểm. Trong khi đó, một số thị trường khác như Trung Quốc, Đài Loan, Philippines lại đóng cửa nghỉ lễ.
Đêm trước (ngày 11/6), chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh, sau khi trải qua diễn biến lình xình vào phiên trước đó, cũng do kết quả cuộc họp chính sách mới nhất của BoJ. Việc BoJ quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ thể chế tài chính này sẽ rút dần các biện pháp kích thích kinh tế.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 116,57 điểm, tương đương 0,76%, xuống còn 15.122,02 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 16,68 điểm (1,02%), xuống 1.626,13 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 36,82 điểm (1,06%), đóng cửa ở mức 3.436,95 điểm.
Kết quả cuộc họp chính sách mới nhất của BoJ khiến nhiều người không khỏi thất vọng, khi ngân hàng này quyết định không mở rộng chương trình thu mua trái phiếu, do cho rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang trên đà tăng trưởng.
Thêm vào đó, động thái mới nhất của BoJ cũng đặt dấu chấm hỏi về hướng đi tiếp theo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trước cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới. Sau khi nền kinh tế xuất hiện một vài tín hiệu tích cực gần đây, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng FED sẽ sớm rút lại chương trình thu mua trái phiếu hiện tại, có giá trị lên tới 85 tỷ USD/tháng.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau "đổ dốc," do kết quả cuộc họp chính sách mới nhất của BoJ, cũng như những lo ngại về sự suy yếu của thị trường cổ phiếu toàn cầu trong ngắn hạn. Kết thúc phiên này, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu giảm 1,2%, xuống còn 1.179,57 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 22/4.
Tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 0,94% xuống còn 6.340,08 điểm; còn chỉ số CAC 40 cũng hạ 1,39%, xuống 3.810,56 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 giảm 1,03%, đóng cửa ở mức 8.222,46 điểm./.
Diễn biến trên xảy ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã khép lại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vừa qua với việc nâng mức đánh giá về tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước trong tháng thứ sáu liên tiếp và quyết định không tung ra thêm các biện pháp bổ sung để kiềm chế đà tăng lãi suất, một yếu tố có thể cản trở đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tiếp tục giảm 28,30 điểm (0,21%), xuống còn 13.289,32 điểm, sau khi đã mất 1,45% trong phiên giao dịch trước đó. Mặc dù trong phiên này, đồng USD đã bật tăng trở lại so với đồng yen, song thị trường cổ phiếu nước này vẫn đi xuống sau kết quả đáng thất vọng của cuộc họp chính sách của BoJ.
Ủy ban Chính sách của BoJ gồm chín thành viên đã bỏ phiếu đồng lòng giữ nguyên chính sách tiền tệ lỏng mà ngân hàng này công bố hồi tháng 4/2013, trong đó trọng tâm là tăng gấp đôi cơ sở tiền tệ trong hai năm và đẩy mạnh mua trái phiếu của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại thị trường Sydney của Australia và Seoul của Hàn Quốc, chỉ số S&P/ASX200 và Kospi cũng lần lượt hạ 32,6 điểm (0,69%) và 21,45 điểm (0,48%), xuống còn 4.724,5 điểm và 4.442,12 điểm. Trong khi đó, một số thị trường khác như Trung Quốc, Đài Loan, Philippines lại đóng cửa nghỉ lễ.
Đêm trước (ngày 11/6), chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh, sau khi trải qua diễn biến lình xình vào phiên trước đó, cũng do kết quả cuộc họp chính sách mới nhất của BoJ. Việc BoJ quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ thể chế tài chính này sẽ rút dần các biện pháp kích thích kinh tế.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 116,57 điểm, tương đương 0,76%, xuống còn 15.122,02 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 16,68 điểm (1,02%), xuống 1.626,13 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 36,82 điểm (1,06%), đóng cửa ở mức 3.436,95 điểm.
Kết quả cuộc họp chính sách mới nhất của BoJ khiến nhiều người không khỏi thất vọng, khi ngân hàng này quyết định không mở rộng chương trình thu mua trái phiếu, do cho rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang trên đà tăng trưởng.
Thêm vào đó, động thái mới nhất của BoJ cũng đặt dấu chấm hỏi về hướng đi tiếp theo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trước cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới. Sau khi nền kinh tế xuất hiện một vài tín hiệu tích cực gần đây, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng FED sẽ sớm rút lại chương trình thu mua trái phiếu hiện tại, có giá trị lên tới 85 tỷ USD/tháng.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau "đổ dốc," do kết quả cuộc họp chính sách mới nhất của BoJ, cũng như những lo ngại về sự suy yếu của thị trường cổ phiếu toàn cầu trong ngắn hạn. Kết thúc phiên này, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu giảm 1,2%, xuống còn 1.179,57 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 22/4.
Tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 0,94% xuống còn 6.340,08 điểm; còn chỉ số CAC 40 cũng hạ 1,39%, xuống 3.810,56 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 giảm 1,03%, đóng cửa ở mức 8.222,46 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)